7 Bước Trong Quy Trình Thi Công Điện Dân Dụng Vô Cùng Quan Trọng

7 Bước Trong Quy Trình Thi Công Điện Dân Dụng Vô Cùng Quan Trọng

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn :”7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng“. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp  các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.

7 Bước Trong Quy Trình Thi Công Điện Dân Dụng

Việc thi công điện dân dụng trong nhà, cần theo 1 nguyên tắc. Nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho căn nhà của bạn. Khi thi công cần phải tránh hiện tượng rò rỉ điện, nhằm an toàn cho người sử dụng. Vậy quy trình cụ thể như thế nào? Cần làm những gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Điện dân dung là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình, thì việc biết được khái niệm điện dân dụng là gì cũng khá quan trọng đấy nhé. Đối với mỗi một công trình xây dựng, thì đều phải lắp đặt hệ thống điện. Sau đó là sắm những đồ dùng tiện nghi liên quan tới điện như: bóng đèn, quạt, điều hòa, tủ lạnh,… Những hệ thống mạng điện đó, và các đồ dùng kể trên được hiểu nôm na là điện dân dụng.

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

2. Quy trình thi công điện dân dụng
Một hệ thống điện dân dụng được coi là đầy đủ những hệ thống. Hệ thống điện âm tường, hệ thống ống điện âm sàn bê tông, hệ thống máng cáp. Hệ thống dây dẫn điện kết nối với các thiết bị điện, cuối cùng là tủ điện. Và một quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng đúng chuẩn sẽ được thực hiện như sau:

 Lắp đặt hệ thống điện âm tường
Khi lắp đặt hệ thống điện âm tường. Bạn cần phải lựa chọn 1 vị trí phù hợp nhất đối với chiều cao, chiều dài, chiều rộng của hệ thống điện. Và dùng máy cắt, đánh dấu những vị trí đã định vụ. Rồi tiến hành thiết kế hệ thống điện, và đóng lưới tường theo các vị trí đánh dấu đó.
Lắp đặt đặt hệ thống điện âm sàn:
​Đến bước này, bạn cần phải có các hộp box trung gian. Các hộp này sẽ được đặt tại các vị trí phù hợp.

Rồi sau đó, dùng ống điện để kết nối các hộp box này lại. Đây là công đoạn tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn. Sau khi đã hoàn thiện, tiến hành đổ bê tông sàn. Lưu ý là không để ống điện bị bẹp hay bị biến dạng nhé.
Lắp đặt hệ thống máng cáp
Máng cáp là thiết bị dùng để dưa dẫn các đường cáp điện, cáp mạng. Bạn cũng cần định vị cao độ và xác định các vị trí lắp giá đỡ máng cáp.
Tiếp đó, lắp giá đỡ sao cho khoảng cách tầm 1,3 – 1,5m là vừa đẹp. Các máng cáp cần phải được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC. Hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện
Bây giờ tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây thì trước hết, cần dùng dây nilong luồn vào trong ống điện. Và những dây điện cần được làm dấu theo màu và theo pha.
Kiểm tra dây dẫn và lắp điện
Sau khi đã kéo dây điện rồi. Hãy kiểm tra xem nguồn điện có vấn đề gì không, đã được thông chưa? Mạch có chỗ nào bị chập không =)) Nếu không thấy có vấn đề gì, thì tiến hành kết nối dây với các thiết bị điện dân dụng.
Thiết kế tủ điện
Tủ điện là nơi chứa các thiết bị bảo vệ điện, nhằm khi có sự cố xảy ra, bạn có thể kiểm tra và xử lý. Hãy đảm bảo rằng vỏ tủ điện có độ cách điện an toàn. Và cuối cùng là kết nối tủ điện này với hệ thống điện nhà bạn bằng các đầu cáp ra vào của tủ.
Kiểm tra và nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công điện dân dụng. Nghe thì có vẻ không quan trọng, vì mọi thứ đã được làm hết ở bước trên rồi. Nhưng đừng chủ quan nhé, hãy kiểm tra kỹ thêm 1 lần nữa. Cũng vì sự an toàn cho bạn và gia đình thôi mà.

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

3. Phân loại điện công trình
Trong các công trình thi công, xây dựng cơ điện, hệ thống điện có thể chiếm tới 30 – 50% tổng khối lượng công việc. Có những dự án phần điện có thể lên tới 80% tổng khối lượng thi công, lắp đặt. Hệ thống điện trong các công trình thường được chia làm 2 phần: Điện nặng và điện nhẹ.

Hệ thống điện nặng
Trạm biến áp – Tụ bù công suất;
ATS – Máy phát điện – UPS;
TrunKing – Tray cable – ladder cable;
Tủ điện động lực – Điều khiển;
Dây điện – CB – Contactor;
Máy bơm nước – Ống nước;
Hệ thống chiếu sáng;
Hệ thống chống sét.
Hệ thống điện nhẹ
– Hệ thống hạ tầng viễn thông tòa nhà;
– Hệ thống cáp mạng máy tính, cáp điện thoại, tổng đài điện thoại;
– Hệ thống truyền hình trung tâm CATV;
– Hệ thống camera an ninh CCTV;
– Hệ thống điện thoại gọi cửa – Đóng mở khóa bằng thẻ từ;
– Hệ thống phát thanh công cộng;
– Hệ thống kiểm soát xe ra vào;
– Hệ thống quản lý tòa nhà.

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

4. Quy trình thi công điện công trình:
Như trên đã trình bày, hệ thống điện có thể được hiểu là toàn bộ các công việc được thực hiện nhằm mục đích đưa điện năng tới các thiết bị phụ tải và tiêu thụ điện. Để quá trình thi công, lắp điện công trình diễn ra an toàn, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nói chung của toàn công trình cần trải qua 5 bước như sau:
Lắp đặt hệ thống bảo vệ:
Mục đích lắp đặt ông bảo vệ là để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho hệ thống dây cáp, ống ngầm dưới đất, ống gas thoát nước máy lạnh. Ống bảo vệ dùng trong công trình có thể là loại nhựa dẻo, inox hoặc chịu được nhiệt và lực va chạm cơ khí, đồng thời có thể uốn được dễ dàng. Vị trí các ống có thể được chôn ngầm trong tường, sàn bê tông. Những vị trí có tầng kỹ thuật, ống đi trên sàn kỹ thuật được đặt nổi.
Các ống đặt trong sàn bê tông được tiến hành thi công sau khi công nhân xây dựng đan xong lớp sắt sàn. Ở vị trí chỉ có một lớp sắt sàn thì ống nhựa được đặt trên lớp sắt đó, còn ở nhựng vị trí có hai lớp sắt thì các ống nhựa được đặt giữa hai lớp sắt. Ơ những vị trí ngã rẽ các ống được uốn cong bằng lo xo với bán kính từ 6 – 9 lần đường kính ống để thuận lợi cho việc kéo dây và thay thế dây sau này. Cơ điện Galaxy không sử dụng các co nối ở những vị trí này, điều này ảnh nhiều đến việc kéo dây do góc cua quá gắt. Mọi ngã rẽ từ 3 nhánh trở lên chúng tôi  đều sử dụng các box để tiện cho việc kéo dây và kiểm tra sau này. Tất cả các đầu ống chờ kéo dây đều được bọc kín tránh vật lạ lọt vào trong và gây khó khăn cho việc bảo trì. Khi đặt ống ngầm tại những vị trí phải cắt ống và nối thì tất cả các đầu cắt sẽ được làm trơn trước khi nối, tránh tình trạng gây xước dây khi luồn ống.
Các ống đi ngầm trong tường được tiến hành thi công sau khi xây tường được 5 ngày đảm bảo tường đủ độ cứng không bị rạn nứt trong quá trình đục tường. Khoảng cách giữa hai khớp nối ống sẽ không ngắn hơn 50 mm so với khoảng giữa ống và 25 mm ở đoạn cuối ống. Các ống chôn ngầm trong tường hay trần bê tông luôn được cố định bằng xi măng hoặc bê tông.
Ống đi trong tường theo phương thẳng đứng hoặc song song. Đầu cuối của ống là vị trí của hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn. Cố định ống với các hộp trên bằng khớp nối vặn. Các hộp đèn đặt âm trong sàn bê tông sẽ được nhét giấy hoặc xốp và quấn băng keo phủ kín trước khi cố định vào ván khuôn để tránh hồ bê tông lọt vào. Các ống nối vào được uốn sao cho cách lớp ván khuôn 7 mm để tránh rạn trần sau này.

Ống chạy nổi trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp không lớn hơn 1200 mm. Các vít và tắc kê sẽ được dùng để gắn các kẹp ống và các lỗ được khoan bằng khoan điện.

Các hộp đèn, hộp công tắc ổ cắm được đặt ở cao độ theo thiết kế sẽ dùng ống cân nước để xác định chính xác độ cao các hộp và dùng thước nivo để đảm bảo các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng lệch.

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

7 bước trong quy trình thi công điện dân dụng

Lắp đặt hệ thống cáp điện
Công việc thi công hệ thống dây điện, cáp điện được thực hiện sau khi hoàn thành xong công việc lắp đặt hệ thống ống bảo vệ. Việc kéo dây được thực hiện bởi đội ngũ công nhân cơ điện có kinh nghiệm, đảm bảo hệ thống dây được lắp đặt đơn giản, thuận lợi cho việc sửa chữa, thay thế sau này. Số lượng dây trong ống được tính toán sao cho chỉ chiếm không quá 40% tiết diện ống, tạo điều kiện thay thế nếu xảy ra sự cố. Các dây, cáp điện đều được phân pha theo màu dây. Dây pha: Màu xanh, đỏ, vàng. Dây trung tính: Màu đen. Dây tiếp địa: Xanh/vàng. Các dây được phân pha khu vực đúng theo bản vẽ đã thiết kế. Các đầu dây sẽ được đánh dấu thứ tự theo sơ đồ tủ phân phối điện nhằm tạo điều kiện cho việc khoanh vùng nếu có sự cố xảy ra.

Chúng tôi chỉ thực hiện nối dây tại các hộp nối, hộp công tắc, hộp ổ cắm, hộp máng đèn. không nối dây trong ống. Điều này hạn chế tối đa các sự cố chạm chập do các mối nối không đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra sửa chữa. Các đầu dây và đầu cáp đều dùng các đầu cáp nối vào thiết bị. Đường kính của đầu cáp phù hợp với tiết diện dây, cáp điện. Các mối nối và dây đảm bảo cách điện tuyệt đối toàn hệ thống. Các mối nối, các đường dây tuyệt đối không nối không trùng nhau trên các mặt cắt (phải so le). Khi lắp đặt, khoảng cách các tuyến dây đặt trên trần đến mép cửa, mép cột luôn được thống nhất để không vướng khi lắp đặt các hạng mục khác. Sau khi lắp đặt xong hệ thống dây, Cơ điện Galaxy sẽ kiểm tra cách điện đường dây: Pha – pha, pha – đất, pha – trung tính, trung tính – đất.

Cống cáp ngầm được đặt ở độ sâu tối thiểu 800 mm, những vị trí qua đường hoặc những vị trí có phương tiện giao thông qua lại sẽ được luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, mật độ dây cáp đi trong ống và máng đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 40% nhằm giải quyết vấn đề tản nhiệt của dây. Tất cả cáp chôn ngầm đều được  sử dụng dây cáp dài liên tục, không đứt quãng và có điểm nối. Trong quá trình thi công lắp đặt cáp, nếu phát hiện bị lỗi, cáp bị vật nhọn sắc làm hỏng lớp bảo vệ, cáp bị lỗi do nhà sản xuất (như bị phình, không đồng nhất), kiên quyết tạm dừng và sẽ thông báo ngay cho chủ đầu tư, giám sát công trình để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng, an toàn cho toàn công trình.
Lắp đặt tủ điện bảng điện
Tủ điện có loại có bệ đỡ loại gắn tường. Việc lắp đặt các tủ này sẽ kết hợp với công tác xây dựng. Trước khi hoàn thiện tường sẽ định vị các thanh sắt và tắc kê để sau này lắp đặt tủ.

Trong các tủ sẽ gắn các bảng tên của các nhánh ra nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành sau này. Các thiết bị trong tủ được lắp đặt, đấu nối, chỉnh định bởi các kỹ sư và công nhân cơ điện bậc cao, có kinh nghiệm và sẽ thử nghiệm bằng các thiết bị chuyên dụng. Bản vẽ kích thước và chi tiết các thiết bị trong tủ sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất và lắp đặt tủ. Tủ điện sẽ được chế tạo và lắp đặt theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn IEC.

Các thiết bị lắp đặt trong tủ sẽ được  đặt hàng và tập hợp tại chân công trình phục vụ công tác tiền lắp đặt ngay sau khi có quyết định trúng thầu để đảm bảo đúng tiến độ. Các tủ điện treo tường sẽ lắp đặt ngay sau khi hoàn thành lớp sơn nước một.

Dây tiếp địa cho tủ điện được tiến hành rải từ vị trí lắp đặt tủ phân phối chính ra đến vị trí cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất sẽ được tiến hành ngay sau khi san lấp xong mặt nền sân vườn. Sau khi đóng đủ số cọc theo đúng thiết kế thì thiến hành đo điện trở đất. Nếu điện trở không đạt yêu cầu thiết kế,chúng tôi sẽ tiến hành đóng thêm cọc tiếp đất cho đến khi điện trở đất đo được đạt yêu cầu. Khi hệ thống tiếp địa đã hoàn thành, tủ điện và thiết bị sẽ được đưa vào vị trí theo thiết kế để tiến hành lắp đặt và đấu nối.
Lắp đặt thiết bị điện
Trước khi lắp đặt các thiết bị điện, sẽ sử dụng các thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để kiểm tra thông số, chất lượng trước khi đưa tới công trình. Việc này nhằm đảm bảo quá trình giám sát của chủ đầu tư, chỉ huy công trình được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tránh mất thời gian gây chậm trễ tiến độ xây dựng.

Các thiết bị như đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm được lắp đặt sau khi kéo dây và hoàn thành lớp sơn hoàn thiện. Các vị trí đèn đặt âm trong sàn bê tông được xác định vị trí trong quá trình xây dựng, đổ bê tông sàn kỹ thuật. Các máng đèn âm trần, âm sàn bê tông sẽ được thiết kế và gia công đảm bảo độ tỏa nhiệt của đèn khi hoạt động. Kích thước và chi tiết máng đèn sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất.

Các đầu dây điện nối với công tắc được tuốt vỏ gắn vào công tắc, ổ cắm và domino sao cho phần dây được tuốt nằm gọn trong lỗ đấu dây, không hở ra ngoài dễ gây ra chạm chập. Phần dây được tuốt cũng không được quá ngắn để trách sự tiếp xúc không tốt. Công tắc, ổ cắm trong quá trình lắp đặt được đo bằng cân nivo để đảm bảo ngay ngắn và mỹ thuật.

Khi lắp đặt hệ thống dây dẫn điện và các thiết bị điện chúng tôi luôn tuân thủ chặt chẽ các quy trình và qui phạm kỹ thuật, luôn kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế để đảm bảo phối hợp đồng với các nhà thầu khác đúng tiến độ. Các vị trí hộp điện, hộp chờ phải chính xác cả về vị trí lẫn cao độ, đồng thời phải đảm bảo chắc chắn. Các đầu dây chờ luôn có dấu để phân biệt dễ dàng, tránh nhầm lẫn.

Trong quá trình lắp đặt thiết bị điện luôn yêu cầu đội ngũ công nhân không làm hư hỏng, sứt, mẻ lớp vỏ bảo vệ dây điện. Khi lắp đặt đầy đủ các thiết bị điện phải tiến hành thử xông điện và kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Nếu chưa đạt yêu cầu phải khắc phục ngay và kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Công tác đấu nối kiểm tra
Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu, đấu điện, thử nghiệm, vận hành là công tác cuối cùng trong các bước tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống điện công trình. Tuy có tính chất hoàn thiện nhưng đây là công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ một cách tối đa. Bất cứ sai sót nào trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu đều có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất, thậm chí là tính mạng cho người sử dụng. Vì mức độ quan trọng như vậy, công việc này luôn được Cơ điện Galaxy giao cho các kỹ sư cơ điện và công nhân giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững chắc. Được thực hiện qua các bước:
Đầu tiên, tiến hành bấm đầu ruột cáp trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị. Ngoại trừ trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị công suất nhỏ không cần sử dụng đầu cốt.

– Tiếp đến, kiểm tra sơ đồ đấu nối, điện thế sử dụng của thiết bị từ catalogue hoặc trên nhãn thiết bị trước khi tiến hành đấu nối.

– Sau cùng, gắn nhãn mác mã số thiết bị cho các hộp nối, đèn chiếu sáng, máy lạnh, quạt, cần đèn và trụ đèn nhằm tạo sự thuận tiện cho công tác quản lý bảo trì sau này.

Kisato Electric là một đơn vị chuyên lắp đặt,thi công điện nước cho chung cư, văn phòng, trường học, nhà dân, cửa hàng. Với kinh nghiệm trong  lĩnh vực thiết kế và thi công điện nước chúng tôi sẽ đưa đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Kisato Elictrec liên tục tuyển dụng và đào tạo đội thợ có kinh nghiệm và trình độ trong ngành.Trước khi thợ thành thạo các bước huấn luyện bài bản tại công ty . Chúng tôi mới cho thợ đi làm thực tế.
Hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vẫn miễn phí và những sản phẩm cũng như dịch tốt nhất cho công trình nhà bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những những sản phẩm phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.