Bật Mí Cách Lắp Đặt Thiết Bị Cho Nhà Vệ Sinh

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chương trình chia sẻ kiến thức về Thi Công Nhà Dân của TICENCO. Thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng khi tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế, TICENCO xin chia sẻ những kiến thức về quy trình thi công nhà dân dụng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng theo dõi và giám sát tiến độ công trình để đảm bảo công trình được hoàn thành xong sớm nhất, đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn nhất cho công trình của mình. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Bật mí cách lắp đặt thiết bị cho nhà vệ sinh“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về quá trình này.
Cách Lắp Đặt Thiết Bị Cho Nhà Vệ Sinh
Khác với những phần còn lại của ngôi nhà, phòng tắm không những cần tính thẩm mỹ ở trên mà còn cả tính hợp lý ở dưới. Một sự bố trí sai vài ly hay lắp thiếu bước có thể gây ra phiền phức tai hại. Thông thường, một phòng tắm sẽ có các thiết bị như: chậu rửa mặt, vòi sen, bồn cầu. Ngoài ra, tùy theo ý muốn của chủ sở hữu, nhà tắm có thể bố trí thêm bồn tắm, và bồn tiểu nam. Trước khi bắt tay vào lắp đặt, bạn cần xác định sơ bộ số lượng thiết bị, các kích thước để có tổng thể hài hòa, khoa học nhất.
Cách lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh
Chuẩn bị đường ống thoát nước
Các vấn đề như nước thoát chậm, bị yếu, hoặc không thoát được… đa số không phải do bồn cầu mà do lắp đường ống không đúng kỹ thuật.
– Đường thoát nước của nhà vệ sinh (bồn cầu, bệ tiểu) phải riêng biệt với đường thoát nước rửa (chậu rửa, bồn tắm, sàn)
– Nên thiết kế đường dài đường ống là ngắn nhất.
– Đường ống không đi qua phòng khách và phòng ngủ để dễ lắp đặt và sửa chữa.
– Không thiết kế đường ống thải có quá nhiều mối nối vì sẽ làm cản trở lực của hệ thống, dễ đóng cặn gây xả yếu hoặc tắc. Tốn chi phí vì phải sử dụng nhiều đoạn nối.
– Khi thiết kế đường ống thải, nhất định phải có ống thông khí. Nếu không áp lực không khí trong ống sẽ gây ứ hơi dẫn đến xả yếu và làm vỡ đường ống.
– Khi lắp đặt ống thải xuống bể phốt, ống thải không được ngập trong nước, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả ống xả.
– Khi lắp đặt hệ thống ống thải trên nhiều tầng. Nên chọn cút nối chữ Y vì dòng chảy từ thiết bị phía trên chảy thẳng xuống không gây cản trở tới thiết bị bên dưới. Không nên chọn cút nối chữ T vì dòng chảy từ phía trên có thể sẽ tràn vào đường thải của thiết bị bên dưới, ảnh hưởng đến việc xả thải của các thiết bị bên dưới.
– Khi lắp đặt các sản phẩm xả ngang: cần chú ý đến độ nghiêng của ống thải. Nếu ống dốc vào trong sản phẩm sẽ làm giảm hiệu quả xả, nước bẩn có thể tràn ngược lại. Độ nghiêng của ống thải được khuyến nghị tối thiểu là 15mm.
– Mặt khác, một số lý do gây ra hiện tượng nghẹt hơi, nước chảy yếu, chảy chậm là khi lắp con thỏ dưới bồn cầu không kín (hay xảy ra ở bồn cầu của Viglacera). Nên dùng bồn cầu của hãng TOTO hoặc INAX có thiết kế con thỏ rất kín và bền.
Cách lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh
Cách lắp đặt chậu rửa mặt (Lavabo)
Bước 1: .Thông thường bồn rửa có hai móc treo hai bên, nên nhớ đánh dấu vị trí của chúng thật cân bằng, dùng vít nở đúng kích cỡ bắt chúng lên tường rồi đặt bồn lên. Nếu là chậu đặt bàn đá thì ta phải lắp bàn đá trước.
Bước 2: Sau khi treo bồn, cần kiểm tra lại độ phẳng bằng thước li – vô. Nếu chưa thật sự phẳng có thể kê thêm bằng những miếng cao su mỏng.
Bước 3: Gắn các vòi cấp nước, xi phông và ống thoát nước vào đúng vị trí quy định. Kiểm tra độ kín của các điểm ghép nối.
Bước 4: Dùng keo silicon trám những khe hở giữa bồn và tường hoặc giữa bồn và bàn đá. Nếu vòi nước là loại gắn vào bồn thì nên dùng cờ lê vặn thật chặt vào mặt bồn.
Bước 5: Lắp chân bồn vào. Chân này vừa có tác dụng trang trí, che những phụ kiện phía bên trong, vừa có tác dụng giữ bồn chặt thêm.
Cách lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh
Cách lắp đặt vòi sen, vòi rửa
*Lắp đặt vòi sen tắm:
Vệ sinh hệ thống đường cấp nước bằng cách mở van tổng và các van nhánh để nước chảy tự do trong 5 phút.
– Lắp 2 ống lệch tâm vào 2 ống cấp nước chờ sẵn trên tường.Siết chặt đồng thời chỉnh khoảng cách giữa 2 ống này là 150mm
– Lắp gioăng cao su vào 2 đai ốc trên thân sen.
– Lắp thân sen vào 2 ống cấp nước trên và siết chặt đai ốc.
– Lắp giá treo tay sen lên tường vào vị trí thích hợp.
– Lắp bát sen vào dây sen sau đó lắp dây sen vào thân sen
*Lắp đặt vòi rửa:
Vệ sinh hệ thống đường cấp nước bằng cách mở van tổng và các van nhánh để nước chảy tự do trong vòng 5 phút.
– Lắp miếng vòng gioăng cao su vào thân vòi.
– Lắp vòi vào chậu rửa bằng chân cấp qua lỗ chờ có sẵn trên chậu.
– Lắp tấm đệm cao su và đệm định vị vào chân vòi.
– Lắp đai ốc vào bu lông định vị và siết chặt.
– Sau khi siết chặt thân vòi lên chậu,lắp dây cấp nước lạnh – nóng tương ứng với đường cấp nước cho vòi.
Cách lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh
Cách lắp đặt bồn cầu
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Với mặt bằng được lựa chọn làm nơi lắp đặt bồn cầu các bạn cần phải phân công dọn dẹp sạch sẽ. Thậm chí, ngay cả bồn cầu trước khi đem đi lắp đặt cũng cần được vệ sinh.
Trong trường hợp, muốn thay mới bồn cầu, tức vị trí định lắp đặt đã có bồn cầu cũ thì bắt buộc tháo bồn cầu cũ ra khỏi nhà vệ sinh trước.
Bước 2: Định vị ống nước thải
Dựa vào diện tích, không gian của nhà vệ sinh hay bồn tắm kèm theo của gia đình bạn, hãy chiếu theo đó các tiêu chuẩn để định vị vị trí ống nước thải trước khi lắp đặt. Việc làm này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình phụ, giúp dễ dàng vệ sinh và thuận tiện khi sử dụng.
Bước 3: Lắp đệm cao su vào đế thải của bồn cầu
Bước thứ hai là gắn kết các giẳng cao su với đường ống dẫn thải. Các gioăng cao su thường được bán kèm khi mua sản phẩm.
Trước khi gắn kết các bạn cần phân công làm sạch vị trí tiếp xúc của giăng với đường ống. Tiếp đến là sử dụng keo silicon để gắn chặt gioăng với đường ống cùng nhau.
Lắp một vòng sáp mới (đệm cao su) xung quang đáy của bồn cầu, chỉ quanh lỗ thoát nước của nó. Các vòng sáp có dạng trơn hoặc có cạnh hình phễu.
Lưu ý rằng tuyệt đối không sử dụng các loại keo gây chết độ đàn hồi của giăng cao su khi lắp đặt, như keo 502,… Nếu sử dụng keo gây chết độ đàn hồi gioăng cao su có thể làm ảnh hưởng đến độ kín của bồn cầu, từ đó dẫn tới hiện tượng rò rỉ bồn cầu.
Bước 4: Lắp đặt bồn cầu
Bây giờ các bạn chỉ nên di chuyển bồn cầu vào vị trí cần lắp sao cho tâm lỗ bồn cầu với tâm lỗ chờ sẵn để lắp đặt bồn cầu trùng khít với nhau.
Nếu các bạn sử dụng loại bồn cầu được gắn cố định bằng bu lông trên nền nhà vệ sinh thì khi này trên nền nhà sẽ có bu lông được lắp đặt sẵn. Các bạn chỉ nên đặt bồn cầu sao cho vị trí vít trên bồn cầu với vị trí bu lông cố định bồn cầu với nền khít nhau là được. Khi lắp nên nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh phần sứ tiếp xúc với bu lông bị sứt mẻ hay rạn vỡ.
Bước 5: Cố định bồn cầu
Sau khi đã lắp đặt khít bồn cầu ở vị trí bulong trên sàn thì các bạn vặn ốc vít lại với nhau. Khi vặn cần phải văn đều từ các phía của bồn cầu để tránh hiện tượng bồn cầu bị vênh hay nứt gãy sứ do độ căng của bồn cầu khi vặn ốc vít gây ra bởi bạn chỉ siết chặt ốc vít ở vài vị trí nào đó của bồn cầu.
Sau khi vặn ốc vít cố định xong các bạn có thể dùng vữa hoặc là silicon để gắn xung quanh biên dạng chân bồn cầu và các ống xả thải với độ rộng khoảng 3cm.
Trong các bước lắp đặt bồn cầu thì đây là bước quan trọng nhất. Do đó, để việc lắp đặt cân bằng nhất các bạn có thể sử dụng thước căn chỉnh mặt bằng.
Bước 6: Lắp đặt két nước
Tiếp đến các bạn nhấc két nước lên rồi đặt vào vị trí đã định sẵn tại bồn cầu sao cho khớp và siết bu lông lại nhưng không siết quá chặt để tránh làm phần sứ bị nứt gãy.
Đưa bu lông xuyên qua bể và đế, sau đó siết nhẹ bằng tay.Hãy chắc chắn không vặn quá chặt các bu lông này quá nhiều nếu không bể sẽ bị nứt.
Bước 7: Căn chỉnh và lắp đặt dây nối của bồn cầu với nguồn cấp nước
Ở bước cận cuối này các bạn căn chỉnh rồi lắp đặt dây nối của bồn cầu với nguồn cấp nước và mở khóa nước. Tiếp đó, phân công kiểm tra thử xem liệu nước đã tràn vào trong két nước đúng mực mong muốn chưa. Để tránh hiện tượng két nước rò rỉ các bạn có thể sử dụng băng tan giữa các mối nối.
Bước 8: Lắp đặt nắp ngồi của bồn cầu
Phụ kiện nắp nhựa là một phần không thể thiếu trước khi hoàn thành xong mọi yêu cầu lắp đặt. Có 2 loại kiện nắp nhựa bồn cầu bao gồm: loại nắp thường (bên trái) và nắp êm (bên phải). Bạn cứ theo những quy tắc lắp như hình dưới là đạt yêu cầu kỹ thuật với kiện cuối cùng này.
Cách lắp đặt thiết bị trong nhà vệ sinh
Cách lắp đặt bồn tắm
Bồn tắm có 3 loại: bồn tắm xây, bồn tắm có chân yếm, bồn tắm lập thể. Mỗi loại có thông số kỹ thuật riêng và lắp đặt khác nhau. Mỗi loại đều có 2 dòng sản phẩm: dòng thường và dòng massage.
Bồn tắm xây: bạn nên xác định vị trí đặt bồn tắm trước, sau đó chạy đường ống nguồn cấp nước và đường thoát cho phù hợp.
Bồn tắm có chân yếm: dễ dàng lắp đặt, chỉ cần mua về và đặt vào vị trí cần lắp không cần phải xây. Chú ý là: Bồn tắm phải phù hợp với đường ống xả thải, vì bồn tắm này có 2 loại mỗi loại có vị trí lỗ thoát nước khác nhau, có 2 mặt áp vào tường khác nhau.
Bồn tắm lập thể: loại này rất dễ lắp đặt, với thiết kế có các mặt giống nhau. Nguồn cấp nước và nguồn xả thải tương tự như bồn tắm xây.
Đặc biệt lưu ý đối với dòng bồn tắm massage thì bạn cần chuẩn bị nguồn điện trước khi lắp.
Trả lời