Các Giai Đoạn Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Nhà Dân Dụng

Các Giai Đoạn Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước Cho Nhà Dân Dụng

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết” Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp  các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.

Các Giai Đoạn Thiết Kế Hệ Thống Cấp Thoát Nước

1.Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt cho nhà dân dụng
Cách đi đường nước nhà vệ sinh trong một ngôi nhà dân dụng, nhà phố rất quan trọng. Sẽ thật rắc rối khi phải xử lý những vấn đề về đường ống nước trong nha vệ sinh trong gia đình. Nội dung dưới đây hẳn sẽ làm bạn hài lòng và giải đáp được rất nhiều khúc mắc của bạn cũng như của rất nhiều người khác.
Việc thiết kế đường nước trong nhà cần được quan tâm và tính toán kỹ lưỡng. Đây gần như là mạch máu của toàn bộ đường nước trong gia đình. Việc lên sơ đồ điện nước nhà tắm là điều kiện tiên quyết cần làm để tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình thi công. Sẽ rất khó khăn để khắc phục những sai lầm khi ngôi nhà đã hoàn thiện mà gặp những trục trặc về điện nước trong gia đình.

Các gia đoạn thiết kế hệ thống điện nước cho nhà dân dụng

Các gia đoạn thiết kế hệ thống điện nước cho nhà dân dụng

1.1 Hệ thống cung cấp và phân phối nước:

– Hệ thống này là tập hợp các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước và từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng.

– Nguồn cấp nước có thể là nguồn nước máy của thành phố, ao, hồ, giếng khoan, …

1.2 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:

Bao gồm các ống thoát nước và ống cống mà thu lượm nước thải ra từ các trang thiết bị, các khu vực dùng nước đến nơi xử lý nước: hệ thống thoát nước thành phố, bình chứa, bể chứa, …

1.3 Hệ thống thông khí:

Bao gồm các ống có tận cùng ở trên không trung, nơi cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống thoát nước.

1.4 Trang thiết bị và máy móc sử dụng nước:

– Bồn rửa mặt, rửa bát, bồn tắm, bệt (bồn cầu), máy giặt, máy rửa bát, bình nước nóng, vòi sen, …

– Tất cả các trang thiết bị đều cần phải được thông khí và được trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải và đảm bảo ngăn được mùi khí từ hệ thống nước thải thoát ra.

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

2. Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng
Để có được một hệ thống cấp thoát nước tốt thì quá trình thiết kế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình này được diễn ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước trong nhà:
Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà, điều đầu tiên bạn nghĩ tới sẽ là làm sao để có được một sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Bởi lẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước cho ta biết sơ lược được về đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và đường ống nước thải, vị trí đồng hồ điện, máy bơm nước.
Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước trong nhà:
Khi đã có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước cũng như bản vẽ kiến trúc mặt bằng của ngôi nhà thì chính là lúc chúng ta triển khai những ý tưởng thiết kế cấp thoát nước cho nhà ở. Bố trí vị trí đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước, các đường ống thoát nước thải, thoát nước sao cho tiết kiệm không gian nhất; bố trí các các đường ống nước nóng và lạnh trên mặt bằng tiết kiệm nhất, đẹp nhất. Bên cạnh đó là các vị trí đặt đồng hồ nước, máy bơm nước, hay bể tự hoại sao cho hợp lý nhất để đảm bảo quá trình bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng nhất.
Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước trong nhà:
Sau khi triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước trong nhà, chúng ta chuyển đến bản vẽ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Ở giai đoạn này sẽ làm rõ từng bộ phận quan trọng như chi tiết bể tự hoại, chi tiết lắp đặt hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh, chi tiết lắp đặt phễu thu nước mưa, nước thải trong sinh hoạt thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt để khi thi công công nhân sẽ dễ dàng nắm rõ được cách lắp đặt.

Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình:
Quy trình lắp đặt vật liệu thường sẽ là giai đoạn sau cùng khi thi công phần thô của thiết kế nhà đã hoàn chỉnh. Lắp đặt vào thời điểm xây thô xong giúp thợ thi công dễ dàng và không phải đục tường sau khi đã hoàn thiện.
3. Các qui định và cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp nước:
3.1.Các qui định về kích thước đường kính ống:
a) Ống cấp nước:

– Đường kính của ống cấp nước từ nguồn cấp nước chính (bồn nước trên mái hoặc từ máy bơm) tới bình nước nóng hoặc tới nơi phân nhánh tối thiểu là 20 mm.

– Các ống nước nhánh, ống cấp nước cho thiết bị sử dụng tối thiểu là 13 mm.

b) Ống thoát nước:

– Ống thoát chính của toà nhà >102mm

– Thoát ngang của sàn >78mm

– Bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt … > 38mm

– Thoát sàn nhà tắm > 38mm

– Bệt (bồn vệ sinh) >78mm

c) Ống thông khí:

– Ống chính, thẳng lên trời > 78mm

– Ống khác > 38mm

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

3.2. Các quy định về vật liệu và thiết bị ống:
​Vật liệu làm ống gồm nhiều loại: đồng, ống mạ kẽm, ống thoát nhựa ABS, PVC, … Nên sử dụng các vật liệu theo qui định hoặc đã được kiểm nghiệm, đánh giá tốt bằng thực tế.

– Ống nước thải: dùng ống gang, ống nhựa PVC…
– Ống nước sinh hoạt: dùng ống đồng, ống nhựa PPR, ống nhựa PEX…

Cách lắp đặt sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng:
​Đường cống chính của nhà, toà nhà : Ống nằm ngang ỏ vị trí thấp nhất (thường nằm dưới nền của tầng trệt) tiếp nhận tất cả nước thải từ các ống thoát của toà nhà rồi đưa ra hệ thống cống của thành phố. Φ >102mm

– Cửa thăm: là thiết bị ống, nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống, có nắp đậy kín khí. Φ>102mm

– Ống thoát nước: tất cả các ống mà thu gom nước thải, nước vệ sinh của toà nhà.

– Trang thiết bị vệ sinh: các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thống thoát nước.

– Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45 độ. Φ >38mm

– Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm

– Bẫy nước (ngăn mùi ): vật dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

– Thông khí: các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước. Φ> 38mm

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Các giai đoạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước

4. Các bộ phận hệ thống đường nước trong nhà
– Đường cống chính của nhà: Ống được nằm ngang ở vị trí thấp nhất để tiếp nhận tất cả các nước thải từ các ống thoát của ngôi nhà rồi đưa ra hệ thống cống thành phố.
– Nơi đặt ống cống chính thường nằm dưới nền của tầng trệt.
– Cửa thăm: là thiết bị ống, nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống, có nắp đậy kín khí.
– Ống thoát nước: Đây là tất cả các ống mà thu gom nước thải, nước vệ sinh của tòa nhà.
– Trang thiết bị vệ sinh: Các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thống thoát nước.
– Ống ngang: các ống nằm ngang và không được nghiêng quá 45 độ.
– Ống thoát dọc: Ống chính theo phương đứng.
– Bẫy nước: Dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo được thoát nước tốt.
– Thông khí: Các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước

5. Chú ý khi đặt hệ thống cấp thoát nước:
-Không được sử dụng nối chữ X hoặc lắp đặt nối chữ T trong hệ thống nước thải.
– Không được sử dụng các nối phức tạp, hạn chế các nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải.
– Tất cả các ống thải vệ sinh kể cả bồn cầu và ống thoát nước mưa đều phải bố trí cửa thăm cho phép thông rửa toàn bộ hệ thống.
– Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ thì các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm. Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và được bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang, các ống xả rác.
– Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần.
– Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước để ngăn mùi riêng.
– Các ống nước thải nằm ngang phải có đường kính nhỏ hơn 78mm và cần có độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50.
– Các bẫy nước phải được thông khí.
– Các hố ga, bể chứa nước thải, bể phốt cần phải kín khí, kín nước và phải được thông khí.
– Vật liệu phù hợp cho hệ thống cấp thoát nước nhà ở

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những những sản phẩm phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.