Các Lỗi Thường Gặp Khi Lắp Đặt Hệ Thống Cấp Thoát Nước

Các Lỗi Thường Gặp Khi Lắp Đặt Hệ Thống Cấp Thoát Nước

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết”Các lỗi thường gặp khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp  các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.

Các Lỗi Thường Gặp Khi Lắp Đặt Hệ Thống Cấp Thoát Nước

Để biết hệ thống cấp thoát nước của gia đình bạn có được đảm bảo hay không, bạn có thể tham khảo ngay một số lỗi thường gặp trong hệ thống cấp thoát nước dưới đây.
1. Độ dốc của đường ống không đúng
Độ dốc lý tưởng là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống (2%). Với độ dốc này , cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành của ống . Ống dốc quá (>4%) cũng dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ , bởi chất lỏng di chuyển quá nhanh và để lại chất rắn ở phía sau .

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

2. Bẫy nước không được thông khí
– Bẫy nước: có chức năng ngăn cách thiết bị , các khí độc, mùi…lọt vào trong nhà

– Thông khí lắp bẫy nước

– Chức năng chính của bẫy nước và thông khí là duy trì ngăn cách vệ sinh giữa không gian sinh hoạt và hệ thống nước thải, nếu lắp bẫy nước và thông khí không đúng cách , nước trong các bẫy sẽ bị hút hết , để lại bẫy nước bị khô và vô tác dụng

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

3. Lắp thông khí phẳng
Tất cả các cách thông khí cho bẫy được chia làm 2 loại : ướt và khô .

– Thông khí ướt là sử dụng ống thoát quá khổ mà cũng làm ống thông khí.

– Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng là cung cấp khí cho hệ thống .

– Cả 2 loại đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín , nhưng thông khí ướt được giữ thông thoáng bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống . Tuy nhiên ,nước mà dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt không đúng cách , có thể bị tắc cùng với các chất thải mà nó mang theo cùng .

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

4. Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn
Bất cứ phần nào của ống thông khí nằm dưới mực xả tràn đều phải có khả năng thoát nước sau khi thiết bị bị tràn do ống thoát bị tắc
5. Không làm đủ cửa thăm
Cho dù hệ thống thoát nước được thiết kế tốt và làm rất cẩn thận thì vẫn có thể bị tắc nghẽn. Cửa thăm để thông tắc và làm sạch ống phải được bố trí ở những nơi có nhiều nguy cơ và phải thuận tiện cho thao tác.

Bố trí cửa thăm nơi đường ống chính toà nhà thoát ra ngoài.

Bố trí cửa thăm nơi đường ống đứng gặp đường ống ngang.

Bố trí cửa thăm nơi mà đường ống chuyển hướng.

Bố trí ít nhất 1 cửa thăm trên mỗi đoạn ống dài £ 30 m .
6. Cửa thăm không tiếp cận được

Cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép người thợ tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc . Khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45 cm.

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước (5)

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

7. Không đủ khoảng trống không khí

Để đảm bảo nước thải không bị hút ngược trở lại đường cấp nước , khoảng trống nhỏ nhất cần phải được duy trì giữa vòi nước và lỗ xả tràn của thiết bị ( bồn rửa ). 
8. Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa

Phải bố trí đủ không gian , để những người cao lớn có thể sử dụng một cách thoải mái . Khoảng cách tối thiểu được chỉ ra ở hình dưới. (đơn vị mét ).
9. Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng

Nếu không có thiết bị bảo vệ , nhiệt độ và áp lực của nước nóng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi làm nổ bình nước nóng. Để bảo vệ bình và tránh khỏi những nguy hiểm này , cần phải lắp đặt van xả an toàn cho bình nước nóng ( nếu bình không được trang bị ). Van này sẽ tự động xả nước nóng ra ngoài khi mà nước trong bình vượt quá nhiệt độ và áp suất cài đặt. Đường ống thoát của van xả phải lắp đúng cỡ , đúng độ dốc , không được có van để đảm bảo thoát nước của van khi xả ra.

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

Các lỗi thường gặp trong thi công điện nước

10. Cách lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng chuẩn kỹ thuật
a) Thành phần của sơ đồ hệ thống nước sinh hoạt:
– Đường cống chính của nhà, toà nhà : Ống nằm ngang ỏ vị trí thấp nhất (thường nằm dưới nền của tầng trệt) tiếp nhận tất cả nước thải từ các ống thoát của toà nhà rồi đưa ra hệ thống cống của thành phố. Φ >102mm

– Cửa thăm: là thiết bị ống, nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống, có nắp đậy kín khí. Φ>102mm

– Ống thoát nước: tất cả các ống mà thu gom nước thải, nước vệ sinh của toà nhà.

– Trang thiết bị vệ sinh: các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thống thoát nước.

– Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45 độ. Φ >38mm

– Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm

– Bẫy nước (ngăn mùi ): vật dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

– Thông khí: các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước. Φ> 38mm

b) Các chú ý khi lắp đặt theo sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng:
​– Không được lắp đặt nối chữ ”T” trong hệ thống nước thải, trừ khi dùng cho ống thoát khí.

– Không được sử dung nối chữ ”X” trong hệ thống nước thải.

– Không được sử dụng các nối phức tạp, hạn chế các nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải.

– Tất cả các ống thải vệ sinh (từ bồn cầu) và ống thoát nước mưa phải bố trí cửa thăm cho phép thông rửa toàn hệ thống.

– Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang, các ống xả rác.

– Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ của các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm.

– Với các ống thoát chính theo phương đứng cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống.

– Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần.

– Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước ngăn mùi riêng.

– Các ống nước thải nằm ngang có đường kính nhỏ hơn 78mm cần có độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50.

– Các hố ga, bể chứa nước thải, bể phốt cần phải kín khí, kín nước và phải được thông khí. Ống thông khí có thể nhỏ hơn 1 cỡ so với đường ống thải lớn nhất.

– Các bẫy nước phải được thông khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những những sản phẩm phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.