Cách Đặt Ống Thoát Bể Phốt Đúng Kỹ Thuật

Cách Đặt Ống Thoát Bể Phốt Đúng Kỹ Thuật

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết”Cách đặt ống thoát bể phốt đúng kỹ thuật”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp  các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.

 Cách Đặt Ống Thoát Bể Phốt Đúng Kỹ Thuật

Nếu như gia đình bạn đang trong quá trình xây dựng bể phốt và đang trong quá trình xây dựng đặt ống bể phốt nhưng bạn không biết nên thực hiện như thế nào cho chính xác thì hãy thực hiện theo cách đặt ống bể phốt như thế nào cho chính xác nhất nhé.Cách đặt đường ống cho bể phốt

Cách đặt đường ống cho bể phốt

1. Những loại ống thường được dùng cho bể phốt
Một bể phốt nếu như hoạt động theo đúng quy trình, các bạn cần phải thực hiện theo đúng cách đặt ống thoát bể phốt trong quá trình xây dựng bể phốt như sau:

 Ống xả thải: Là loại ống đặt bể phốt có vai trò rất quan trọng. Nó làm nhiệm vụ đẩy nước thải từ ngoài đi xuống bể phốt một cách nhanh chóng và dễ dàng.
– Lỗ hay ống thông giữa các ngăn:
​Loại đường ống này giúp cho việc vận hành hệ thống bể phốt diễn ra như đúng kỹ thuật. Đồng thời đúng với thiết kế của bể phốt từ đầu.

– Thông thường, ống thông giữa các ngăn có 2 loại chính:

+ Ống ngăn giữa bể chứa và bể lọc (với hầm bể phốt 2 ngăn)

+ Ống ngăn giữa bể chứa, bể lắng và bể lọc (với hầm bể phốt 3 ngăn)
– Ống thoát nước:
Ống thoát nước (với nước lắng lọc) có nhiệm vụ phân chất thải thành các loại riêng biệt. Sau đó, có thể đưa chất thải đó biến thành khí hoặc xả thẳng ra phía bên ngoài.
– Ống thoát khí
Ống thoát khí sẽ khiến bể phốt không phải chịu áp lực do không khí tạo ra lớn. Từ đó, sẽ hạn chế tối đa tình trạng tràn nước tại bể vừa lãng phí, vừa gây hại bể cũng như làm ô nhiễm cả hệ thống nướcCách đặt đường ống đúng kỹ thuật

Cách đặt đường ống đúng kỹ thuật

2. Cách chọn ống đặt bể phốt 
Do bể phốt là hệ thống cố định vì chúng là nơi thải các chất bẩn, ô uế của con người, được giữ nguyên vị trí trong một khoảng thời gian dài. Vậy nên, trong khi vận hành rất dễ phát sinh những sự cố ngoài ý muốn như ách tắc, rò rỉ…Để hạn chế tối đa điều này, cần chọn ống đặt bể phốt tốt, chất lượng, có thể dùng lâu dài nhất.
Cách chọn ống bể phốt như sau:
+ Tìm những loại ống đặt bể phốt chất lượng: Hãy mua những loại ống đặt bể phốt có thông số thể hiện độ bền, khả năng nứt vỡ thấp, có thể chống được tác động do va chạm, chịu nhiệt…Như vậy, bạn sẽ yên tâm hơn khi lắp đặt ống cho bể phót của mình
+ Tìm nơi bán ống tốt:  Hãy chọn nơi bán là những công ty sản xuất ống từ nước ngoài, xuất khẩu vào Việt Nam hoặc do doanh nghiệp Việt uy tín chế tạo, phân phối, được nhiều người tin dùng. Như vậy, sẽ hạn chế rủi ro nứt vỡ vì chúng được làm ra bởi dây chuyền công nghệ cao, hiện đại. Bạn cũng cần chủ động liên hệ với các đơn vị kinh doanh ống để được tư vấn cụ thể, chi tiết về kích cỡ ống, loại ống nên chọn ra sao.

+ Tham khảo ý kiến người mua trước: Hãy lên mạng, tham khảo những bình luận, phản hồi về mẫu ống đặt bể phốt của những người từng mua trước xem thế nào? Để từ đó, xác định xem nên mua loại đường ống của hãng nào tốt nhất.Cách đặt đường ống đúng kỹ thuật

Cách đặt đường ống đúng kỹ thuật

3. Các bước cần chuẩn bị trước khi đặt bể phốt
Trước khi tìm hiểu cách đặt ống bể phốt, bạn cần:

– Xác định các loại ống cần sử dụng

 + Có 4 loại ống cần sử dụng để hoàn thành việc đặt ống bể phốt. Bạn cần tìm mua đúng các loại ống trên, tốt nhất nên mua thừa 1-2 ống để phòng nếu làm sai kỹ thuật khi thực hiện

+ Xác định kích cỡ ống và bể phốt có khớp với nhau không?

Hãy dùng thước đo để xem kích cỡ ống và bể phốt có khớp với nhau chưa? Có bị ngắn hay dài quá không để điều chỉnh cho hợp lý trước khi tiến hành lắp đặt

+ Chuẩn bị các dụng cụ lắp đặt

Để khâu lắp đặt diễn ra nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ đầy đủ trước khi thực hiện, chả hạn như: Dao, kéo, kìm, băng dính, dây nối…

4. Cách đặt ống bổ phốt tự hoại nhanh và đơn giản nhất
Cách đặt ống bể phốt gồm 4 công đoạn: Đặt ống thải, ống thông, ống thoát nước và ống thoát khí.
– Với ống thải: Theo các chuyên gia kỹ thuật, ống thải cần được lắp ở những vị trí càng cao, cách xa so với vị trí của bạn (nếu bạn đang dùng) thì càng tốt. Lý do là bởi, ống thải cao sẽ giúp áp lực đẩy cho bể phốt lớn hơn, từ đó giúp chất thải xuống bể nhanh, đem lại an toàn cho người dùng trước rủi ro ống bị vỡ, nứt hay rò rỉ…
Nói một cách chi tiết hơn, cần đặt ống gần vị trí tấm đan, dùng che phần nắp của bể để ống xả có độ dốc, trữ được chất thải nhiều thêm. Đồng thời, các điểm nối giữa những đường ống thẳng băng, ít bị uốn khúc. Chất thải vì thế mà xuống hầm bể nhanh chóng, đảm bảo không xảy ra hiện tượng tắc bồn cầu.
– Với ống thông các ngăn:
Việc đặt ống thông giữa các ngăn còn phụ thuộc chủ yếu vào kết cấu, kích thước và diện tích của bể phốt đó như thế nào. Bởi với mỗi thông số bể thì cách đặt và cỡ ống cũng sẽ khác nhau.

+ Về lỗ thông, ống thông: Cần tạo một lỗ có kích thước vừa đủ để cho ống thông đi qua, thường sẽ rơi vào khoảng 200 x 200 mm. Còn nếu sử dụng ống thông, hãy dùng thiết bị có đường kính tầm 100-100 mm là được.

+ Về vị trí đặt ống bể phốt: Có 2 cách đặt ống thông tốt nhất.

  • Một là, hãy đặt ống sao cho khoảng cách từ ống tới miệng bể là 1/3
  • Hai là, hãy đặt ống tại vị trí gần cuối đáy bể
    + Về cách đặt ống bể phốt: Theo kinh nghiệm của những người đã làm lâu năm, đó là chỉ nên lắp ống bể phốt khoảng 1,3 so với chiều cao đáy bể chứa. Để cao 0,55 mét với ngăn lọc và chứa (với loại bồn 2 ngăn), cao 0,35 mét với ngăn lọc, chứa, lắng (với loại bồn 3 ngăn)

Lưu ý: – Nên đặt các ống thông với khoảng cách đều hoặc theo kiểu so le với nhau.

           – Với bể 2 ngăn, đặt lỗ thông tại vị trí dưới cùng của hầm bể
– Với các ống thoát đã lắng, lọc:
Sau khi nước đã trải qua quá trình lắng lọc, nước sẽ theo đường ống thải ra ngoài môi trường. Vì vậy, để nước luôn được thải liên tục, không bị gián đoạn hay đầy, ứ đọng thì bạn cần đặt ống thoát cách vị trí nắp bể một khoảng nhỏ tầm 200 mm. Đồng thời, nên chọn đường ống có đường kính 110 mm đổ lên nhằm tránh tình trạng nước thải bị ách tắc do áp lực thải nhanh trong khi ống lại quá nhỏ.
– Với ống thoát khí:
Hãy đặt ống thoát khí sao cho sự tiếp xúc của ống thông với không khí bên ngoài sát nhất. Một lời khuyên cho bạn là, nên đặt ống thông khí trước khi lắp ống thoát để giúp bể phốt hoạt động tốt nhất.Cách đặt đường ống đúng kỹ thuật

Cách đặt đường ống đúng kỹ thuật

5. Cách lắp đặt ống nước cho bể phốt sai lầm bạn nên tránh
– Ống chất thải đầu vào bị lắp sai: Ống chất thải đầu vào bị lắp sai sẽ khiến lượng chất thải khi đổ vào gây vỡ bề mặt ván. Từ đây, nhưng chất thải còn xót lại, chưa phân thủy bị lắng cặn, nằm ở dưới bể. Vì thế, người dùng dễ thấy bể phốt nhanh đầy. Nếu có chất thải dạng rắn tồn đọng thì rất khó khăn để tiêu hủy toàn bộ trong môi trường bể đó. Đây cũng là 1 trong những cách đặt ống bể phốt sai lầm bạn cần tránh mắc phải.
– Ống thoát khí lắp sai: Ống thoát khí ra lắp sai cách sẽ gây nên tình trạng mùi hôi thối phát sinh nồng nặc. Do vậy, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người dân
– Ống có đường kính quá nhỏ: Chất thải bao gồm thức ăn, giấy, đồ dùng…Có những vật dạng mềm thì đường ống có nhỏ vẫn chui qua dễ dàng. Nhưng với những vật lớn thì nguy cơ cao sẽ mắc kẹt khi đi qua ống nếu đường kính hẹp, quá nhỏ. Từ đó, sẽ gây ách tắc do chất thải cứng, lớn vị ứ đọng, kẹt lại.
– Đặt các ống thông các ngăn có chiều cao không hợp lý:
Ở đây có 3 trường hợp cần xem xét:

TH1: Chiều cao ống đặt trên vách bị lệch, sai

Là tình trạng chiều cao ống bạn đặt bị lệch, không cân. Ví dụ, ống ngăn từ ngăn 1 qua ngăn 2 lại thấp, không bằng từ ngăn 2 qua ngăn 3 trong điều kiện mọi ngăn đều đổ đầy chất thải. Với ngăn lắng, bao giờ lượng chất thải cũng cao hoặc ít nhất là bằng ngăn 1,2. Như vậy, dẫn tới tình trạng chất thải đẩy từ ngăn 1 qua 2, 2 qua 3 sẽ bị ngưng lại, không thể hoàn tất được. Còn ngăn 1 sẽ bị tắc, tràn đầy do không đẩy sang chỗ khác được

TH2: Vị trí đầu ống thông chưa chuẩn

Vị trí đầu ống thông chưa chuẩn, bị thấp quá hay sát miệng bể quá cũng là nguyên nhân khiến xảy ra một số sự cố khi dùng bể phốt cho người dùng

TH3: Gồm cả TH1 và TH2

– Dùng ống kém chất lượng:
Việc dùng ống sai, kém chất lượng, có dấu hiệu bị vỡ, nát, rò rỉ là lý do khiến bạn hay gặp vấn đề trục trặc với bể phốt nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những những sản phẩm phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.