Cách Lắp Công Tắc Điện Và Ổ Cắm Điện Đúng Cách
Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn :”Cách lắp công tắc điện và ổ cắm điện đúng cách“. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.
Cách Lắp Công Tắc Điện Và Ổ Cắm Điện Đúng Cách
Thời gian qua có rất nhiều khách hàng quan tâm đến việc hướng dẫn lắp ổ cắm điện, hay hỏi về cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm…. Đây là loại công việc mà nếu cẩn thận một chút thì quý vị có thể hoàn toàn có thể tự làm nếu không muốn nhờ đến dịch vụ sửa chữa điện nước.
1. Phân biệt các loại ổ cắm điện
Ổ cắm điện âm tường
Loại ổ cắm này sử dụng với một đế âm tường, sau đó dùng mặt ổ cắm gắn vào, mang lại thẩm mỹ cao cho ngôi nhà nhờ mặt ổ cắm rất mỏng trên tường. Khuyết điểm duy nhất là việc thi công có thể gây khó khăn cho những người không rành về điện âm tường.
Ổ cắm điện âm sàn
Loại ổ cắm thường sử dụng nhiều trong các văn phòng làm việc, showroom…Lý do là các không gian này thường có diện tích lớn, đôi khi cần ổ cắm ở giữa phòng mà khoảng cách đến tường thì quá xa, lúc đó ổ cắm âm sàn mang lại lợi thế nhờ tính thẩm mỹ do đi điện âm dưới sàn. Khi không cần sử dụng có thể đóng lại để mặt sàn trở lại tình trạng phẳng,
Cách lắp công tắc điện và ổ cắm điện đúng cách
Ổ cắm điện để nổi
Đây là loại ổ cắm phổ biến nhất trong thực tế tại Việt Nam nhờ việc thi công dễ. Việc đi điện nổi đến ổ cắm luôn dễ hơn đi âm tường, do đó rất nhiều chủ nhà chọn phương án đi dậy điện nổi đẹp và sau đó lắp luôn ổ cắm điện đế nổi (ổ cắm dày đến 3cm, lổi ra khỏi bề mặt tường)
Ổ cắm điện thông minh
Ổ cắm điện thông minh là thiết bị cung cấp điện như một ổ cắm truyền thống và tích hợp thêm tính năng thông minh, cho phép bạn kiểm soát những gì bạn cắm vào nó từ một ứng dụng trên điện thoại thông minh của bạn hoặc với giọng nói của bạn thông qua một trợ lý ảo.
Khi nào cần gọi thợ chuyên nghiệp
Chủ nhà không có kinh nghiệm với các dự án và sửa chữa hệ thống dây điện trong nhà có thể muốn có một thợ điện chạy dây cáp đến vị trí công tắc điện hay ổ cắm mới và hoàn thành kết nối vào CB/ bảng điện tổng nếu ổ cắm liên quan đến việc mở rộng mạch điện. Công việc này chắc chắn là một chủ nhà có thể thử, nhưng bất kỳ công việc nào liên quan đến bảng điều khiển tổng đều nguy hiểm và không nên thử nếu bạn không có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, thay thế một ổ cắm, công tắc cũ bằng một ổ cắm mới hoặc lắp đặt các ổ cắm khi hệ thống dây điện và hộp điện đã được đặt sẵn, như được mô tả ở đây, là công việc mà bất kỳ chủ nhà nào cũng có thể làm một cách an toàn.
Cách lắp công tắc điện và ổ cắm điện đúng cách
2. Cách lắp các loại ổ cắm điện
Ổ cắm điện âm tường
Lưu ý: Ngắt nguồn điện trong khu vực lắp ổ cắm trước khi tiến hành
Bước 1 Cắt tường với độ sâu phù hợp với ống ruột gà và đế âm cần lắp đặt, lắp đế ổ cắm vào vị trí cần lắp ổ cắm âm tường.
Bước 2 Đi dây điện có tiết diện phù hợp với công suất đến ổ cắm và đấu dây vào ổ cắm & kết nối với nguồn tổng hoặc nguồn gần nhất tùy công suất cần sử dụng.
Bước 3 Đóng nắp ổ cắm vào, tô và sơn lại tường để đảm bảo thẩm mỹ.
Cách lắp điện âm sàn
Tiến hành lắp đặt tương tự như cách lắp ổ điện âm tường, tuy nhiên thay vì cắt đục tường thì phải cắt đục sàn. Bề mặt sàn thì thường có nhiều chất liệu khác nhau như đá hoa cương, đá tự nhiên, lót thảm hoặc ván sàn do đó cần cân nhắc cách thức hiện để việc phục hồi bề mặt sàn được đảm bảo. Trường hợp không thể cắt đục sàn thì có thể đi nẹp bán nguyệt nổi trên mặt sàn đến ổ cắm.
Cách lắp ổ cắm điện nổi
Bước 1 Cắt tường với độ sâu phù hợp với ống ruột gà nếu muốn đi điện âm nếu không có thể đi điện nổi bằng nẹp vuông hoặc ống cứng, lắp đế nổi của ổ cắm vào vị trí trên tường.
Bước 2 Đi dây điện có tiết diện phù hợp với công suất đến ổ cắm và đấu dây vào ổ cắm, sau đó kết nối với nguồn tổng hoặc nguồn gần nhất tùy công suất cần sử dụng.
Bước 3 Đóng nắp ổ cắm vào, bật lại nguồn điện và kiểm tra thành quả.
Cách lắp ổ cắm điện thông minh
Các thiết bị ổ cắm điện thông minh được thiết kế sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V/50Hz. Trước khi bắt đầu lắp đặt, hãy bảo đảm rằng nguồn điện chính đã được ngắt.
Việc tiến hành lắp đặt âm tường hay dùng đế nổi được tiến hành tương tự như các hướng dẫn bên trên.
Cách lắp công tắc điện và ổ cắm điện đúng cách
3. Cách lắp công tắc điện và bảng điện
Cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm và bóng đèn
Bước 1 Lấy dây nóng ở nguồn ( dây L ) chia ra thành 2 nhánh, 1 nhánh đấu vào công tắc, nhánh còn lại đấu vào ổ cắm.
Bước 2 Lấy dây ở đầu ra công tắc đấu vào 1 cực của bóng đèn.
Bước 3 Sau đó ở tiếp điểm cuối của 2 thiết bị gồm bóng đèn và 1 ổ cắm nối lại với nhau để thực hiện đấu nối với dây nguội của nguồn điện.
Cách lắp công tắc điện
Như các sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy là được cách lắp công tắc khá đơn giản. Tuy nhiên có một số chú ý cần lưu tâm là luôn luôn chỉ cho dây nóng vào công tắc mà thôi từ dây nóng này sẽ ra bóng đèn. Đấu ngược dây lạnh vào công tắc sẽ gây chập điện. Ngoài ra đấu dây nóng vào công tắc để khi bóng đèn bị sự cố ta có thể ngắt công tắc để sửa chữa bằng tay không mà không bị điện giật.
+ Cách lắp điện âm tường
Lắp ổ công tắc điện âm tường chỉ khác với công tắc điện nổi là phải lỗ khoét để đặt đế âm vào. Thông thường đế âm đã được chôn trước, chúng ta chỉ việc gắn công tắc và nắp vào. Tuy nhiên với tường chưa có sẵn đế âm thì phải chọn vị trí đặt công tắc, cắt rãnh và đi nguồn, kết nối với thiết bị.
Lắp đế nổi để gắn công tắc điện, ổ cắm điện bổ sung.
Cách lắp công tắc điện thông minh, công tắc điện cảm ứng thông minh
Thiết bị thông minh là loại công tắc bật tắt cảm ứng chạm được thiết kế sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V/50Hz và kết nối được với hệ thống wifi, smarthome…
Chú ý là các loại thiết bị này đa phần bắt buộc phải có đủ dây “nóng” (hay dây lửa, dây “Live” trong tiếng anh) và dây “nguội” (hay dây “mát”, dây trung tính, dây “Neutral” trong tiếng anh) mới hoạt động được. Mỗi loại công tắc có đi kèm hướng dẫn riêng, thông thường là có sẵn ký hiệu L, N phía sau mặt đế để chúng ta có thể dễ dàng kết nối.
Sau khi hoàn thành hãy kiểm tra cẩn thận và đảm bảo rằng các dây được cố định chắc chắn trong hộp âm tường và cuối cùng là gắn mặt công tắc vào để hoàn thiện.
Cách lắp ổ cắm và công tắc điện
4. Cách nối dây điện vào ổ cắm, phích cắm, công tắc điện
Cách nối dây điện vào ổ cắm
Bước 1: Tạo mối nối
– Trước tiên bạn cần phải cắt bằng đầu dây của hai đầu nối
– Dùng kéo hoặc dao cắt nhẹ vòng quanh đầu dây để tách phần vỏ cách điện và lấy lõi đồng (khoảng cách lõi đồng khoảng 3cm)
– Hoặc có thể dùng kìm tuốt dây điện tự động tác vỏ bọc trán làm đứt lõi dây điện
Bước 2: Đấu dây điện vào ổ cắm
– Xoắn đầu dây lõi đồng lại rồi tiến hành đấu dây vào ổ cắm
– Đấu 2 đầu dây điện mới vào 2 đầu dây của ổ cắm sao cho đúng từ trường.
– Phần còn lại cuốn gập chữ L vào nhau
– Dùng băng keo đen cách điện để quấn lại 2 đầu dây nối đề phòng hở điện dẫn đến nguy cơ chập cháy điện cần phải sửa chữa.
Nối dây điện vào phích cắm
Tiến hành thay thế mới phích cắm đã bị hỏng để đảm bảo cắm điện tiếp xúc tốt:
Bước 1: Tiến hành tháo rời hai phần phích cắm điện
Bước 2: Cắt bằng đầu dây điện, tách vỏ và lõi đồng khoảng 2cm và xoắn đầu dây lại
Bước 3: Nới ốc trên thanh đồng của phích cắm nhét dây điện vào 2 lỗ có sẵn ở phần chuôi. Dùng tua-vít nối lại chắc chắn.
Bước 4: Lắp thanh đồng vào phần nhựa phích cắm điện rồi vặn lại ốc giữa 2 nửa phần phích cắm bị gỡ ra. Như vậy là đã hoàn thành xong phần nối dây điện vào phích cắm
Cách nối công tắc điện
Để nối dây điện vào công tắc điện 2 chiều nghĩa là 2 công tắc điều khiển 1 đèn thường được sử dụng phổ biến ở mạch điện cầu thang. Và cách phổ biến nhất để nối công tắc điện đó chính là chạy dây nguồn phức tạp nối với mạch điều khiển, phụ tải của công tắc điện. Thông thường bóng đèn được lắp đặt ở vị trí giữa tầng dưới và tầng trên để phát sáng cho cả đoạn cầu thang. Công tắc được lắp đặt ở vị trí thuận tiện.
Một đầu nguồn điện lưới 220V dây nguội và một bên chân đèn. Đầu dây còn lại bóng đèn nối tiếp điểm chung công tắc thứ nhất.
– Đầu dây nối nguồn điện 220V dây nóng nối qua cầu chì
– Từ cầu chì nối tới điểm tiếp điểm chung của 2 công tắc
– Hai tiếp điểm còn lại nối với nhau
Kisato Electric là một đơn vị chuyên lắp đặt,thi công điện nước cho chung cư, văn phòng, trường học, nhà dân, cửa hàng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công điện nước chúng tôi sẽ đưa đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Kisato Elictrec liên tục tuyển dụng và đào tạo đội thợ có kinh nghiệm và trình độ trong ngành.Trước khi thợ thành thạo các bước huấn luyện bài bản tại công ty . Chúng tôi mới cho thợ đi làm thực tế.
Hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vẫn miễn phí và những sản phẩm cũng như dịch tốt nhất cho công trình nhà bạn.
Trả lời