Hộp Kỹ Thuật Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Hộp Kỹ Thuật
Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn :”Hộp kỹ thuật trong nhà“. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.
Hộp Kỹ Thuật Trong Nhà
Hộp kỹ thuật là khái niệm chỉ nơi chứa toàn bộ hệ thống ống nước trong gia đình và nó thường được đặt ở những góc khuất sau nhà vệ sinh.
1. Hộp kỹ thuật là gì?
Hộp kĩ thuật hay còn gọi là Hộp gen và một cách tên khác mà kĩ thuật xây dựng hay gọi nữa là Hộp Gain, đây là phần quan trọng và bắt buộc phải có trong khi xây dựng nhà. Về cấu tạo, hộp gen được xây dựng âm tường, là công đoạn được hoàn thiện sau cùng khi đã xây xong các phần thô của căn nhà. Vậy hộp gen là gì?
Mặc dù có mặt trong hầu hết các căn nhà dân cư, nhưng khái niệm hộp kỹ thuật là gì vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Trên thực tế, hộp kỹ thuật là thuật ngữ được dùng để chỉ nơi chứa đựng hệ thống ống nước bên trong căn nhà. Những chiếc hộp kỹ thuật sẽ được đặt tại các vị trí góc khuất, nằm phía sau căn phòng vệ sinh.
Hộp kỹ thuật trong nhà
Để đảm bảo hiệu năng sử dụng, người ta thường thiết kế hộp kỹ thuật theo đúng quy cách tiêu chuẩn. Đi kèm với đó là các biện pháp chống thấm, chống ẩm để đảm bảo vấn đề vệ sinh cho nhà ở.
Nói một cách cụ thể hơn, sau quá trình xây dựng hộp kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ áp dụng các biện pháp chống thấm như là một điều cần thiết. Bởi thao tác này giúp cho hạng mục thi công không bị thấm nước. Nhờ vậy mà vấn đề căn nhà không có mùi hôi khi hệ thống đường ống bị rò rỉ sau thời gian hoạt động.
Thêm một lý do khác để mọi người tiến hành chống thấm cho hộp kỹ thuật chính là hạn chế tình trạng ẩm mốc cho khu vực tường nhà. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho gia chủ phải tốn nhiều chi phí để tu bổ nhà cửa.
2. Kích thước hộp kỹ thuật, hộp gen
Kích thước hộp kỹ thuật bên trong căn nhà ở sẽ được lựa chọn dựa trên diện tích nhà vệ sinh là rộng hay hẹp. Nhưng thông thường hộp kỹ thuật sẽ có thiết kế đơn giản và gọn gàng nhất có thể. Mặc dù vậy, sản phẩm vẫn đảm bảo được khả năng tải trọng tốt cho toàn bộ công trình.
Theo các kiến trúc sư, các thiết bị bên trong hộp kỹ thuật sẽ quyết định trực tiếp đến kích thước sản phẩm. Trong đó các thiết bị phải sở hữu được kích thước đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu như sau:
– Hệ thống ống cấp nước lên trên bồn chứa nước ở tầng mái: PPR ∅25 (hay uPVC ∅27).
– Hệ thống ống cấp nước nóng từ tầng cao xuống các tầng thấp: PPR ∅20 (hay uPVC ∅21).
– Ống cấp nước lắp đặt từ khu vực bồn nước trên mái đổ xuống khu vực tầng dưới: PPR∅32 (hay uPVC ∅34).
– Ống thoát nước thải chảy từ bộ phận phiễu thu nước và lavabo của phòng vệ sinh: PVC ∅60.
– Ống thoát nước cho bồn cầu: PVC ∅114.
– Hệ thống ống thoát nước mưa: PVC ∅90 (PVC ∅114).
– Ống thoát hơi bên trong khu vực hầm tự hoại vào ống thoát khí: PVC ∅42.
– Kích thước quạt thông hơi: 300 x 300cm.
Căn cứ vào thông số của thiết bị bên trong hộp kỹ thuật, mọi người có thể dự trù được kích thước chuẩn cho hạng mục xây dựng. Nếu như vị trí đường ống được lắp đặt xuyên sàn, mọi người nên thi công hộp kỹ thuật theo phương pháp cơi nới bao ống. Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng sửa chữa hoặc thay mới đường ống bên trong hộp kỹ thuật khi có vấn đề phát sinh.
Điều quan trọng nữa là mọi người nên lựa chọn kích thước hộp kỹ thuật vừa vặn với vị trí lắp đặt hộp. Sự vừa vặn sẽ giúp công trình phụ phát huy tốt công năng dù được thiết kế nhỏ hay lớn.
Hy vọng rằng cùng với các thông tin chi tiết, mọi người đã biết được hộp kỹ thuật là gì? Nên lựa chọn kích thước hộp kỹ thuật ra sao để phù hợp cho từng căn nhà ở ? Theo đó hệ thống đường ống bên trong căn nhà sẽ được bảo vệ tối đa. Vấn đề vệ sinh nhà ở cũng không còn là điều khiến mọi người phải lo nghĩ.
Hộp kỹ thuật trong nhà
3. Thiết kế điện nước có cần hộp kỹ thuật không
a. Thiết kế hệ thống điện nhà ở
Hộp kỹ thuật có cần thiết được vận dụng vào hệ thống điện không, là vấn đề không kém phần quan trọng. Việc thiết kế hệ thống điện sẽ do người thiết kế lên ý tưởng để thực hiện, tuy nhiên, chủ nhà cũng cần nắm được một số điều cơ bản để có thể yêu cầu thiết kế và kiểm tra khi công nhân thi công.
Hệ thống điện trong – ngoài căn nhà trước tiên phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, sau đó là vấn đề kinh tế, mỹ quan, sự đơn giản và tính tiện nghi.
Khi thiết kế, đơn vị thi công cần tận dụng các thành tựu tiên tiến như thiết bị bảo vệ tự động, những công tắc điều kiện từ xa, ổ cắm đa năng,…
Nếu có điều kiện hơn, chủ nhà nên bố trí các đường điện độc lập cho:
– Các thiết bị có thể tiêu hao nhiều điện năng như bình nước nóng, máy điều hòa, máy bơm,…
– Hệ thống ổ cắm điện
– Hệ thống đèn.
Khi thiết kế hệ thống điện trong nhà, chúng ta cần chú ý:
– Đường dây cấp điện nếu đặt theo trục đứng thì nên dặt dọc cầu thang hoặc trong hộp kỹ thuật trong nhà ở, không nên để dây đi qua các phòng.
– Khi phải dẫn nguồn điện qua móng, tường, sàn nhà,… thì dây điện phải được cho qua ống cách điện và ống phải đặt dốc xuống để dễ thoát nước, tránh ứ đọng nước.
– Đường dây có điện phải tránh những chỗ mà tường có thể phải khoan lỗ, đóng đinh.
– Không đặt đường dây điện vào ống thông hơi để dẫn điện lên mái.
– Cần hạn chế trường hợp các đường điện giao nhau.
– Đường điện trong nhà thường đặt chìm trong tường, khi đó dây dẫn điện phải cách điện tốt và phải đặt trong ống gen nhựa PVC.
Ổ cắm điện phải được đặt cao hơn 1,5 m tính từ mặt sàn nhà. Nếu ổ cắm điện được đặt trong hốc tường thì chỉ cần cao hơn mặt nền 0,4 m. Ổ cắm điện phải đặt tránh xa các bộ phận kim loại có tiếp xúc với đất (ống dẫn nước, chậu lửa,…) ít nhất là 0,5 m.
Công tắc điện phải đặt cao hơn mặt nền khoảng 1,50 m. Không nên đặt công tắc điện trong phòng tắm, chỗ giặt rửa, nhà vệ sinh,…
Phải đặt thiết bị bảo vệ và thiết bị điều khiển chung của cả nhà hoặc từng tầng nhà. Khi dùng cầu chì để bảo vệ mạng điện, thì nên đặt cầu chì tại:
– Các pha bình thường không nối với đất;
– Dây trung tính của mạng hai dây điện.
Cấm đặt cầu chì tại dây trung tính của:
– Mạng ba pha gồm bốn dây;
– Mạng hai pha có một dây trung tính.
Các bảng phân phối điện và thiết bị bảo vệ, … cần đặt ở nơi tiện sử dụng.
Hộp kỹ thuật trong nhà
b. Thiết kế hệ thống nước
Đường ống đến các thiết bị dùng nước nên có độ dài ngắn nhất. Các đường ống đặt thẳng đứng thường được đặt trong hộp kỹ thuật trong nhà ở là gì gần các thiết bị có thể dùng nhiều nước ( máy giặt, bình nước nóng,…), các đường ống đặt nằm ngang thường, đặt âm trong tường, do vậy ống phải có chất lượng tốt, các mối nối phải khít.
Đảm bảo thuận lợi cho sử dụng, quản lý, kiểm tra định kỳ và sửa chữa.
Không đặt đường ống qua phòng ở.
Mỗi đường nhánh của ống không phục vụ quá 5 thiết bị dùng nước.
Nên có bể chìm để có thể dự trữ nước và bơm lên bể trên cao để dùng thuận tiện và đẩy được các chất khử trùng ra. Đường ống để bơm nước lên bể chứa ở trên cao và đường ống cấp nước đến các thiết bị trong nhàcnên làm riêng, nếu làm chung nhau thì phải có van một chiều ở vị trí trên máy bơm.
Tiêu chuẩn dùng nước trung bình của mỗi người một ngày đêm là 0,2 m3.
Thiết kế hệ thống thoát nước
Đường ống phải vừa đủ lớn (vì phải để nước chảy tự do, lại có nhiều chỗ góc,…).
Hệ thống đường ống thoát nước phải có hai loại: thoát nước nhà vệ sinh và thoát nước mưa, tắm giătt, rửa, bếp,… (dùng chung). Loại thoát nước nhà vệ sinh dẫn vào bể tự hoại; loại thoát nước thông thường dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng.
Không được dùng chung ống cho cả hai loại này, vì nước xà phòng và chất tẩy rửa,… sẽ làm chết vi khuẩn trong bể tự hoại và mang đến nhiều tạp chất cứng làm nhanh đầy bể tự hoại.
Độ dốc của các ống nước nằm ngang phải lớn hơn 3,5%. Các ống nằm ngang đi qua móng, tường có thể được đặt trên hoặc dưới mực nước ngầm.
Đảm bảo chất lượng đường ống để dùng dược lâu dài (vì nếu phải gặp sự cố sửa chữa sẽ rất phiền phức).
Hộp kỹ thuật trong nhà
Hộp gen kỹ thuật cấp thoát nước trong nhà
Là phần làm âm tường hoặc được xây thành hộp (xây sau khi lặp đặt đường ống) để chứa các đường ống, điểm đấu nối kỹ thuật…)
Bể phốt
Bể phốt là hệ thống dùng lọc, chứa chất thải bồn cầu. Chi tiết cấu tạo và bản vẻ bể phốt bạn có thể xem tại đây
Sơ đồ bản vẽ cấp thoát nước
Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà thể hiện cách bố trí, nguyên tắc đấu nối, thông số chính, vị trí, kích thước hình học các loại vật tư thiết bị. Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà bao gồm:
– Sơ đồ không gian tổng thể
– Sơ đồ bể phốt
– Ống nước nhà vệ sinh
– Đường nước nhà tắm
– sơ đồ lắp đặt bồn nước
– Sơ đồ lắp đặt bình nóng lạnh, thái dương năng
– Sơ đồ nguyên lý máy giặt
Ký hiệu điện nước
Ký hiệu điện: ổ cắm, công tắc, bóng đèn, điều hòa, quạt, aptomat…
Ký hiệu nước: đường ống cấp, thoát, van, răc co, tê, cút, chếch…
Kisato Electric là một đơn vị chuyên lắp đặt,thi công điện nước cho chung cư, văn phòng, trường học, nhà dân, cửa hàng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công điện nước chúng tôi sẽ đưa đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Kisato Elictrec liên tục tuyển dụng và đào tạo đội thợ có kinh nghiệm và trình độ trong ngành.Trước khi thợ thành thạo các bước huấn luyện bài bản tại công ty . Chúng tôi mới cho thợ đi làm thực tế.
Hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vẫn miễn phí và những sản phẩm cũng như dịch tốt nhất cho công trình nhà bạn.
Trả lời