Nguyên Lý – Cấu Tạo Và Cách Xây Bể Phốt 2 Ngăn
Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn :”Nguyên lý – cấu tạo và cách xây bể phốt 2 ngăn“. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.
Cách Xây Bể Phốt 2 Ngăn
Bể phốt là bể chứa những chất thải từ bồn cầu đổ xuống. Đây là bể xử lý chất thải của mỗi công trình nhà ở. Sau một thời gian chất thải sẽ phân hủy thành dạng lỏng và được lắng, lọc sau đó thải ra môi trường theo ống thoát.
Để xây dựng thành công một công trình bể phốt 2 ngăn thì bạn cần phải nắm rõ những nguyên lý cấu tạo. Cũng như kích thước và cách xây bể phốt như nào sao cho hợp lý phải không? Nắm rõ được những thông tin như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức, tiền bạc rất nhiều.
1. Bể phốt 2 ngăn là gì?
Bể phốt 2 ngăn thực chất là nơi chứa lượng chất thải của gia đình. Bể phốt hay còn có tên khác là hầm tự hoại, tự hoại. Bể tự hoại có rất nhiều loại, chẳng hạn như bể phốt 1 ngăn, bể phốt 3 ngăn, bể phốt 5 ngăn.
Bể tự hoại 2 ngăn cũng có đa dạng những hình dạng. Chẳng hạn như hình hộp, hình trụ và hình tròn. Tùy vào sở thích mà khách hàng có thể lựa chọn bể phốt với hình dạng khác nhau.
Cách xây bể phốt 2 ngăn
2. Cấu tạo bể phốt 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn là bể phốt gồm có 2 ngăn. Trong đó:
– Ngăn chứa gồm 2/3 diện tích của tổng thể tự hoại
– Ngăn thứ nhất là ngăn được sử dụng để chứa phân hay còn gọi là ngăn chứa. Ngăn thứ 2 là ngăn lắng, có chức năng lắng phân trước khi thải ra phía bên ngoài
– Ngăn lắng chứa 1/3 diện tích còn lại của bể tự hoại
3. Nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn
Khác với nguyên lý hoạt động của các loại bể đúc sẵn Thì nguyên lý hoạt động của bể phốt 2 ngăn tự xây sau khi bạn đi tiểu và nhấn nút xả nước. Thì chất thải đó của bạn sẽ được thông qua các bồn cầu, sau đó đi qua các đường ống dẫn. Tiếp theo đó là rơi xuống bể phốt. Tại nơi chứa chất thải đó có những chất thải hóa học và sinh học như: chất béo, chất đạm và các chất xơ. Và sẽ được chuyển hóa tới các vi sinh vật, nấm men và làm phân hủy chuyển đổi thành các loại bùn cặn.Ngay sau khi một thời gian. Phần nước có chứa một số các loại hợp chất sẽ được lơ lửng phía bên trong của ngăn. Ngăn chứa này sẽ được ống chảy qua phía ngăn lắng vào các chất thải còn lại. Phần nước cuối cùng đó sẽ được thải ra phía bên ngoài đường ống.
Nguồn nước thải ngay sau khi được lắng qua 2 ngăn lúc đó sẽ rất trong. Và có thể kìm hãm hạn chế tối đa được các mùi. Lượng nước này theo thời gian sẽ ngấm xuống dưới đất. Tiếp đó là dẫn ra ngoài hệ thống các chất thải chung, có thể tận dụng làm nước tưới tiêu.
Cách xây bể phốt 2 ngăn
4. Thiết kế bể phốt 2 ngăn
Để bể tự hoại 2 ngăn có thể hoạt động bền vững và tốt nhất. Thì bạn nên thiết kế bể phốt dựa vào số thành viên trong gia đình. Dựa vào đó có thể tính được lượng chất thải xả ra 1 ngày/ người. Từ đó có thể đưa ra được kích thước chuẩn xác nhất.
Số người sử dụng N người |
Chiều cao của nước H, m |
Chiều rộng của bể m |
Chiều dài của ngăn nhất L1,m |
Chiều dài của ngăn thứ hai L2, m | Dung tích ướt V, m3 | Dung tích đơn vị m3/người |
5 | 1,2 | 0,8 | 2,1 | 1,0 | 3,0 | 0,60 |
10 | 1,2 | 0,8 | 2,6 | 1,0 | 3,4 | 0,34 |
20 | 1,4 | 1,2 | 3,1 | 1,0 | 6,8 | 0,34 |
50 | 1,6 | 1,8 | 4,5 | 1,4 | 17,1 | 0,34 |
100 | 2,0 | 2,0 | 5,5 | 1,6 | 28,2 | 0,28 |
5. Cách xây bể phốt 2 ngăn
Để xây dựng được một bể phốt 2 ngăn. Thì cần phải trải qua 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Đào hố cho bể phốt
Ở bước này bạn cần phải đào một cái hố sao cho hợp lý với kích thước của bể tự hoại mà bạn định xây dựng là được
Bước 2: Tiến hành xây dựng bể phốt
Sau khi hoàn thành bước đào hố cho bể phốt xong xuôi. Thì bạn sẽ xây bể tự hoại. Ở bước này thì bạn cần sử dụng những nguyên liệu bằng gạch. Tiến hành xây dựng giống như bản thiết kế mà bạn đã có sẵn.
Để hoàn thành xây dựng một cách tối ưu nhất. Thì bạn cần phải tạo nên một chiếc khung tường sao cho chắc chắn, hợp lý nhất. Tiếp theo là bạn nên chia ngăn cho bể phốt. Ngăn đầu tiên là ngăn chứa chiếm 2/3 diện tích của bể. Ngăn còn lại là ngăn lắng, ngăn này có diện tích là 1/3
Bước 3: Cách lắp ống bể phốt
Cách đặt ống bể phốt gồm 4 công đoạn: Đặt ống thải, ống thông, ống thoát nước và ống thoát khí.
– Ống thải: Cần đặt ống gần vị trí tấm đan, dùng che phần nắp của bể để ống xả có độ dốc, trữ được chất thải nhiều thêm. Đồng thời, các điểm nối giữa những đường ống thẳng băng, ít bị uốn khúc. Chất thải vì thế mà xuống hầm bể nhanh chóng, đảm bảo không xảy ra hiện tượng tắc bồn cầu
– Ống thông các ngăn: Về lỗ thông, ống thông: Cần tạo một lỗ có kích thước vừa đủ để cho ống thông đi qua, thường sẽ rơi vào khoảng 200 x 200 mm. Còn nếu sử dụng ống thông, hãy dùng thiết bị có đường kính tầm 100-100 mm là được.
+ Về vị trí đặt ống bể phốt: Có 2 cách đặt ống thông tốt nhất.
+ Về cách đặt ống bể phốt: Theo kinh nghiệm của những người đã làm lâu năm, đó là chỉ nên lắp ống bể phốt khoảng 1,3 so với chiều cao đáy bể chứa. Để cao 0,55 mét với ngăn lọc và chứa (với loại bồn 2 ngăn), cao 0,35 mét với ngăn lọc, chứa, lắng (với loại bồn 3 ngăn)
– Ống thoát nước đã lắng, lọc xong
Cần đặt ống thoát cách vị trí nắp bể một khoảng nhỏ tầm 200 mm. Đồng thời, nên chọn đường ống có đường kính 110 mm đổ lên nhằm tránh tình trạng nước thải bị ách tắc do áp lực thải nhanh trong khi ống lại quá nhỏ.
– Ống thoát khí: Hãy đặt ống thoát khí sao cho sự tiếp xúc của ống thông với không khí bên ngoài sát nhất. Một lời khuyên cho bạn là, nên đặt ống thông khí trước khi lắp ống thoát để giúp bể phốt hoạt động tốt nhất.
Bước 4: San mặt phẳng
Ngay sau khi bạn đã hoàn thiện các bước trên. Thì việc cuối cùng bạn cần phải làm đó là bạn phải kiểm tra, rà soát hết lại những đường ống lần cuối cùng. Rồi tiến hành san mặt phẳng. Trong quá trình bạn san lấp đó nên lưu ý độ ẩm của đất. Đồng thời phải tránh được sự nén quá chặt. Cũng như những tác động phía bên ngoài làm hư hại đến bể
Cách xây bể phốt 2 ngăn
6. Lưu ý những lỗi thường gặp khi đặt ống bể phốt
– Ống thoát ra được đặt như thế nào để làm cho khí thoát ra không có mùi hôi tanh. Khi lắp ống khí thoát ra thì chúng ta gắn cho nó một đoạn cong, chếch xuống dưới để ngậm chìm trong mặt nước điều này làm cho khí không thể bốc hơi thối bên trên ra ngoài hố gas. Với cánh lắp đặt như thế thì chúng ta sẽ làm cho khí thải ra từ ống này đi ra ngoài, vì khi mỗi lần chúng ta đi vệ sinh thì tiêu tốn khoảng 2 đến 5 lít nước đổ vào bể phốt gây tạo ra 1 lượng đổ vào bể phốt sẽ làm cho khí thải đi theo đường ống này mà đi ra ngoài tránh tiếp xúc với chỗ phân.
– Ống đầu vào khị bị lắp sai cánh. Khi lắp sai cánh như vậy chất thải khi đi vào sẽ động lại ở bề mặt vắn trên do đó chất thải sẽ bị lặng xuống dưới khi chưa bị phân hủy. Điều này sẽ làm cho chất thải không bị tiêu hủy khi ở trong ván trên làm cho bể phốt nhanh đầy hơn gây ra tốn kém lại sử dụng không hiểu quả.
Cách xây bể phốt 2 ngăn
Kisato Electric là một đơn vị chuyên lắp đặt,thi công điện nước cho chung cư, văn phòng, trường học, nhà dân, cửa hàng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công điện nước chúng tôi sẽ đưa đến những trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Kisato Elictrec liên tục tuyển dụng và đào tạo đội thợ có kinh nghiệm và trình độ trong ngành.Trước khi thợ thành thạo các bước huấn luyện bài bản tại công ty . Chúng tôi mới cho thợ đi làm thực tế.
Hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vẫn miễn phí và những sản phẩm cũng như dịch tốt nhất cho công trình nhà bạn.
Trả lời