Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết” Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét ”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.
Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
Nếu bạn đang có ý định lắp đặt hệ thống chống sét an toàn cho gia đình, tòa nhà, quy mô kinh doanh của mình nhưng bạn không biết cần thực hiện những gì để đạt được hiệu quả tốt nhất, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho tòa nhà của mình. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số lỗi thường xuyên mắc phải của khách hàng khi lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền cho tòa nhà của mình nhé.
Lắp đặt hệ thống chống sét là điều đầu tiên bạn cần cân nhắc trước khi xây dựng bất cứ một ngôi nhà, tòa nhà của mình. Đặc biệt là khi bạn có ý định xây dựng những ngôi nhà có chiều cao lớn,cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của những ngôi nhà, tòa nhà liền kề. Vậy những sai lầm thường mắc phải của bạn khi lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền là gì?
Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
1. Sai Lầm khi lắp đặt hệ thống chống sét
Không tuân thủ hướng dẫn về điện trở
Đây sẽ là điều đầu tiên bạn mắc phải khi lắp đặt hệ thống chống sét cho mình khiến cho hệ thống làm việc không hiệu quả. Bạn có biết rằng điện trở là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hệ thống chống sét lan truyền của bạn làm việc có hiệu quả hay không , việc chi phối ở mức độ như thế nào, các xung sét được phóng vào lòng đất ra sao trước khi lan truyền sẽ gây ảnh hưởng đến thiết bị rất nhiều. Vậy nên ta có thể kết luận một điều rằng, điện trở tiếp đất càng cao, thì sẽ cho mức kích hoạt khả năng hoạt động của hệ thống chống sét của bạn càng tốt. Tuy nhiên, một điều xảy ra trên thực tế đó là mức kích hoạt này càng thấp càng tốt.
Lựa chọn công nghệ
Bạn có thể lụa chọn những thiết bị chống sét tầm trung theo quy định trong thiết kế thông thường đối với những công trình xây dựng được thiết kế có kích thước cũng như chiều cao vừa phải.Tuy nhiên, đối với những công trình có chiều cao vượt trội, cao hơn rất nhiều so với những công trình lân cận và nằm ở những vùng đất trống thì muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối thì bạn phải lựa chọn những thiết bị chuyên dụng, yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo tới mức tốt nhất. Ngoài ra, khi đặt mua những thiết bị chuyên dụng thì các đầu nối và phụ kiện phần cứng chuyên dùng cho tiếp đất yêu cầu phải tương thích và phù hợp, khi đó, hệ thống của bạn mới có thể hoạt động chính xác, tránh sai sót.
Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
2. Lưu ý quan trọng khi thiết kế hệ thống chống sét cho gia đình
Thiết kế chống sét không được qua quýt cho có. Trời mưa giông có kèm theo sét đánh sẽ gây nên những thiệt hại không nhỏ cho người, tài sản, gia súc…Vì thế việc trang bị , thiết kế chống sét là điều vô cùng quan trọng không thể thiểu trong thi công các công trình.
Việc thiết kế chống sét phải thực hiện đúng kỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu của người dùng để tiết kiệm chi phí.
a. Khảo sát vị trí và lựa chọn kim thu sét hợp lý
Khi tính toán thiết kế chống sét cần xem xét vị trí công trình, độ cao và kiến trúc để tính đủ cấp bán kính bảo vệ bao gồm: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4. Sử dụng tiêu chuẩn NFC 17- 102 Pháp hoặc IEC 21186-96 để tính toán kết hợp các tiêu chuẩn hiện hành ở Việt Nam.
Chú ý về việc chọn vị trí, độ cao đặt kim và chiều cao cột kim tối thiểu, koangr cách không khí giữa các vật lân cận vì nhữn yếu tố đó liên quan đến việc bảo vệ cho công trình.
b.Kết cấu công trình liên quan đến hệ thống chống sét
Phải xem xét khung nhà tiếp xúc với hệ thống chống sét là sắt hay bê tông. Trường hợp khung nhà và mái là sắt hoặc tôn, bạn nên tham khảo thêm về công năng sử dụng của công trình để có quyết định việc cách điện hay đẳng thế hệ thống chống sét với công trình. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chống sét để có quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, thiết kế chống sét cần chú ý đến vị trí của các vật dẫn điện như bồn nước, Anten, đường ống nước trên mái. Khoảng cách lắp đặt của chúng phải được thiết kế đúng quy phạm.
Thông thường, các thiết bị trên luôn bị ảnh hưởng, thậm chí là hỏng hóc trong quá trình diễn ra sét đánh tại vùng lân cận. Hơn nữa, nếu không thiết kế cẩn thận, chúng là những vật dẫn điện vào công trình gây nguy hiểm cho con người.
c.Dây chống sét
Dây sử dụng cho chống sét phải sử dụng dây tốt. Trong thiết kế chống sét nên sử dụng dây điện tròn vì chúng có khả năng dẫn điện tốt. Dây nên ít chắp nối và càng to càng tốt. Nên chọn dây có tiết diện 50 MM2 trở lên. Trong các công trình thì nên giữ cho dây thẳng là tốt nhất.
d. Hệ thống tiếp đất chống sét
Hệ thống tiếp đất chống sét có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm là điều rất quan trọng. Chúng giúp cho việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.
Trong thiết kế chống sét: Bộ ba thành phần: Hệ thống tiếp đất, cáp thoát sét và kim thu sét là 3 thành phần mấu chốt của hệ thống chống sét và phải đồng bộ với nhau. Trong thiết kế chống sét, thiết kế hệ tiếp đất phụ thuộc vào tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất theo quy định. Trên đồi cao hoặc núi, thiết kế tiếp đất cần khảo sát cẩn thận trước khi đi đến quyết định đầu tư hệ thống chống sét.
Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
3. Quy trình bảo trì hệ thống chống sét
Hằng năm, đơn vị sử dụng phải thực hiện công tác kiểm định và bảo trì hệ thống chống sét đúng cách nhằm đảm bảo hệ thống có đủ khả năng bảo vệ công trình, nhà xưởng khi có sét đánh.
Có thể rút ngắn thời gian kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét nếu công trình cần bảo vệ nằm trong vùng có tần suất sét đánh cao do biến đổi thời tiết.
a. Thời gian kiểm định
Hệ thống chống sét cần được kiểm định khi:
– Sau khi hệ thống chống sét được lắp đặt hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng
– Sau khi mở rộng, cải tạo hoặc thay thế các thiết bị, bộ phận trong hệ thống
– Sau khi di dời các bộ phận phụ trợ trong hệ thống
– Khi phát hiện các bộ phận trong hệ thống bị hư hỏng
– Sau khi có tác động bất thường do thời tiết có thể ảnh hưởng đến hệ thống như: bão từ, ngập lụt, động đất, sét đánh …
– Khi phạm vi công trình cần bảo vệ có thay đổi
– Kiểm tra định kỳ theo quy định của pháp luật (quy định của thiết kế, pháp luật về an toàn phòng chống cháy nổ
b. Các tiêu chí đánh giá kiểm định hệ thống chống sét
Quá trình kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét cần xem xét các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
– Kiểm tra thực tế lắp đặt với hồ sơ thiết kế ban đầu của hệ thống chống sét
– Không có sự thay đổi bất thường nào
– Các mối nối phải chắc chắn nhằm hạn chế gia tăng điện trở
– Các bộ phận không bị ăn mòn hay rung lắc
– Dây xuống (dây thoát sét) và điện cực còn nguyên vẹn (không bị ăn mòn, rỉ sét hay bị đứt)
– Các thanh giằng, giá đỡ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
– Bộ phận thu sét không có dấu hiệu bất thường nào
– Đo điện trở nối đất và so sánh với yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kiểm tra
– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân thủ các quy định mà tiêu chuẩn kiểm tra đưa ra
c. Báo cáo kiểm định
Kiểm định viên thực hiện kiểm tra, kiểm định hệ thống chống sét phải lập báo cáo để ghi nhận kết quả mà quá trình kiểm tra đã thực hiện. Nội dung báo cáo kiểm định hệ thống chống sét phải thể hiện rõ:
– Sự phù hợp giữa hồ sơ thiết kế với thực tế hệ thống chống sét
– Các ghi nhận và đánh giá tình trạng kỹ thuật các thiết bị trong hệ thống chống sét
– Điều kiện thời tiết khi kiểm tra
– Kết quả kiểm đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét. Đánh giá kết quả đo được theo tiêu chuẩn kiểm tra.
– Các kiến nghị để khắc phục những thiếu sót nhằm tăng hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét.
Những Sai Lầm Khi Đặt Hệ Thống Chống Sét
d. Bảo trì hệ thống chống sét
Kế hoạch bảo trì, sửa chữa hệ thống phải được tiến hành ngay lập tức nếu quá trình kiểm định hệ thống chống sét đã chỉ ra các sai sót không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà tiêu chuẩn kiểm tra quy định.
Hồ sơ bảo trì, sửa chữa phải được lưu trữ cùng với báo cáo kiểm định hệ thống chống sét. Đây là những tài liệu quan trọng dùng làm căn cứ cho kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng sau này.
Chú ý: Khi sửa chữa, thi công các hạng mục lân cận cần chú ý đến tác động của nó lên hệ thống chống sét. Nó có thể ảnh hưởng đến dây dẫn, giá đỡ hệ thống cũng như các điện cực được chôn ngầm trong đất.
4. Muốn xây dựng hệ thống chống sét hiệu quả cần có đồng bộ
Trên đây là khái quát nội dung các phương pháp chống sét đang được sử dụng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Muốn ngăn chặn tác động của sét, tùy theo đặc điểm công trình, địa lý, khí hậu mà cần có sự tư vấn chuyên môn của các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công cơ ddienj. Với những đơn vị chuyên trách dịch vụ chống sét có thể sẽ đem lại sự an tâm nói chung cho công trình nhưng xét về mặt cơ điện, chống sét là một trong số các hạng mục quan trọng của hệ thống thiết kế, thi công điện nặng. Sét không chừa bất cứ thiết bị cơ – điện tử nào. Do vậy, sự tích hợp, đồng bộ và phát huy hiệu quả tổng thể mới là cốt lõi làm nên lá chắn phòng vệ an toàn cho công trình. Sự tích hợp và đồng bộ đó không đơn vị nào khác làm thay được nhà thầu cơ điện. Vì thế, với các công trình đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật, an toàn, đặc biệt vấn đề chống sét, chủ đầu tư nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị thi công điện nước có nhiều năm kinh nghiệm. Số năm kinh nghiệm tuy không phải là thước đo chất lượng công trình nhưng nó như một sự đảm bảo cho khoản chi phí đầu tư cần bỏ ra để mua lại sự an toàn.
Trả lời