Quy Trình Thi Công Bể Nước Ngầm

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chương trình chia sẻ kiến thức về Thi Công Nhà Dân của TICENCO. Thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng khi tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế, TICENCO xin chia sẻ những kiến thức về quy trình thi công nhà dân dụng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng theo dõi và giám sát tiến độ công trình để đảm bảo công trình được hoàn thành xong sớm nhất, đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn nhất cho công trình của mình. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Quy trình thi công bể nước ngầm“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về quá trình này.
Thi Công Bể Nước Ngầm
Ở thành phố hoặc những gia đình có diện tích đất hẹp thường lựa chọn xây dựng bể nước ngầm. Việc xây bể nước ngầm cũng không kém phần quan trọng so với xây móng nhà, vì đây là nơi chứa đựng nguồn nước sạch mà cả gia đình sử dụng hằng ngày và còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vậy nên quy trình thi công bể nước ngầm đạt chuẩn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì thế trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này.
Quy trình thi công bể nước ngầm
Bể nước ngầm là gì? Kết cấu bể ngầm
Bể nước ngầm là một hệ thống nằm sâu dưới lòng đất dùng để chứa nước sinh hoạt nhằm đề phòng trường hợp bị cắt nước ta còn có lượng nước để sử dụng.
Kết cấu bể nước ngầm
+ Đáy nước bể nước ngầm được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 200 dày ít nhất là 100mm
+ Tường bể được xây bằng gạch 75, vữa cát 50, được trát xi măng cát vàng, bề mặt được đánh lại bằng xi măng nguyên chất
+ Nắp bể nước ngầm cần được thiết kế với kích thước phù hợp để tiện cho quá trình dỡ nắp khi vệ sinh sinh
+ Cấu tạo nắp bể nước ngầm thường được đúc bằng tấm đan bê tông cốt théo lắp ghép dày 50mm.
+ Lựa chọn gạch xây bể nước ngầm phải đạt yêu cầu 75, vữa trọn mác 50, gạch phải được ngâm nước kĩ trước khi xây dựng đảm bảo độ thấm nước và giản nở
+ Việc bố trí thép bể nước ngầm yêu cầu kích thước nhỏ hơn 20 X 20 cm
Biện pháp thi công bể nước ngầm đạt chuẩn
– Xây khung bể chứa nước: đây là công biện đầu tiên mà ta cần phải làm, hãy xác định kích thước cụ thể cũng như khu vực nào đặt bể để kiến trúc sư lên bản vẽ chi tiết, tạo khung cho bể chứa và xây khung bể.
– Đo kích thước bể thật chính xác: cần tiến hành đo chiều dài, rộng, cao của bể chuẩn xác nhất để có thể điều chỉnh số lượng vật liệu cũng như xem sức chứa có đủ nước cho gia đình hay không?
– Cuối cùng là quá trình hoàn thiện các công đoạn như chống thấm, đổ bê tông, nắp bể…
Quy trình thi công bể nước ngầm
Quy trình thi công bể nước ngầm
Thi công bể nước ngầm đòi hỏi kỹ thuật và phương pháp. Chính vì vậy, trước khi tiến hành thi công cần đo đạc, tính toán kỹ lưỡng nếu không rất dễ ảnh hưởng tới nguồn nước và tuổi thọ của bể chứa. Sau đây là các bước tiến hành thi công bể nước ngầm:
Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công bể nước ngầm
Xác định địa điểm đặt bể, tính toán kích thước và đo đạc chuẩn các thông số: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Tiếp theo là lập bản vẽ chi tiết. Đội ngũ thi công bắt đầu nạo vét đất tạo thành phần khung của bể nước. Sau đó xây dựng bể bằng gạch hoặc bê tông theo như bản vẽ.
Bước 2: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Lỗ thông hơi, bơm nước, lỗ báo tràn là những hệ thống cần chú ý trong quá trình xây dựng bể để sau khi đưa vào sử dụng có thể vận hành thuận lợi.
Bước 3: .Hạ thổ và chôn bể
Quá trình hạ thổ và chôn bể là công đoạn đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của cả công trình. Chính vì thế, khi thực hiện cần tỉ mỉ, cẩn thận bởi nếu có lỗi sai trong khâu này rất khó khăn trong việc sửa chữa.
Tiến hành đưa bể xuống vị trí đã xác định sẵn sao cho cân đối với thành bê tông. Bơm nước vào bể, vừa bơm nước vừa cho xi măng cát nhồi vào thành bể đến khi đầy thành. Trong 5 -7 ngày giữ nguyên bể nước đầy để giúp xi măng khô và cố định khung bể chứa một cách chắc chắn.
Bước 4: Vệ sinh bể nước ngầm định kỳ
Bể nước ngầm có nắp đậy và khá kín nhưng bụi bẩn nhỏ có thể theo lối nắp đậy hoặc khe hở ngấm xuống bể nước. Theo thời gian nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc ô nhiễm. Chính vì vậy cần tiến hành vệ sinh, thau rửa bể nước định kỳ, khoảng 6 tháng/lần. Vệ sinh sạch sẽ mang lại một nguồn nước sạch, không có rong rêu, cặn bẩn.
Quy trình thi công bể nước ngầm
Lưu ý kỹ thuật khi thi công bể nước ngầm
1. Bể nước ngầm không được rò rỉ
Áp dụng đúng các kỹ thuật xây bể nước ngầm, yếu tố cần phải đảm bảo bể nước sau khi hoàn thiện không bị rò rỉ bởi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sử dụng, từ đó có thể gây ra những vấn đề nghiệm trọng về sức khỏe, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe, cũng như hoạt động sống, sinh hoạt thường ngày của các gia đình. Đồng thời, khi thi công bể nước ngầm dưới lòng đất, cũng phải chú ý đến yếu tố rò rỉ bởi các sinh vật dưới lòng đất, hoặc các hóa chất độc hại có thể dễ dàng xâm nhập nếu như bể nước bị rò rỉ.
Chính vì thế, mà trong khi thiết kế cũng như kỹ thuật xây bể nước ngầm, nên phải sử dụng gạch đặc, không nên sử dụng gạch lỗ trống vì điều đó có thể làm gây hại đến khả năng rò rỉ của bể nước. Gạch trước khi xây dựng cũng cần được ngâm nước kĩ càng để tránh bị hút nước của vữa, sẽ gây ra các lỗ hổng. Khi xây dựng nên xây và trát vữa xi măng. Nên trộn lẫn cát đen và cát vàng để đảm bảo độ bền. Sau khi trát bể nước ngầm, để khô qua 1 ngày sau đó mới đánh màu bằng xi măng nguyên chất.
Để kiểm tra được độ rò rỉ của bể nước ngầm trước khi tiến hành tích trữ nước, bạn cần phải khử mùi xi măng trước khi sử dụng, vì nó có thể gây mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước.
2. Vị trí xây bể ngầm cần tránh xa bể phốt
Trên thực tế, nhiều gia đình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc phải đặt 2 bể gần nhau bao gồm cả bể nước và bể phốt bởi diện tích đặt của nhà không cho phép. Điều này vẫn có thể được áp dụng và thực hiện, đặc biệt là trong các công trình nhà phố, biệt thự.
Tuy nhiên, trường hợp không may sảy ra, bạn nên đặt bể nước ngầm tránh xa khu vực của bể phốt vì nếu bể phốt bị rò rỉ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của bể nước ngầm.
Để khắc phục được nhược điểm này, cần bố trí hai bể trong hai khoang móng khác nhau, đặt cách xa bể phốt.
Quy trình thi công bể nước ngầm
3. Chú ý về thể tích bể nước ngầm
Kỹ thuật xây bể nước ngầm cũng cần phải chú ý đến thể tích, kích thước bể nước ngầm. Thiết kế bể nước ngầm với thể tích bể chứa nước trung bình cho gia đình có từ 3- 5 thành viên là từ 2- 3m3. Đối với các gia đình có số lượng thành viên nhiều hơn, hoặc nhu cầu sử dụng nước lớn hơn thì bạn có thể xây dựng các bể nước ngầm với thể tích bể lớn hơn để đảm bảo những yêu cầu thiết kế cũng như sử dụng của cả gia đình.
4. Lưu ý tới hệ thống cấp thoát nước
Thông thường, để đảm bảo độ bền vững cũng như việc dễ dàng thi công xây dựng, các loại ống nhựa PVC được ưu tiên sử dụng làm đường thoát nước cho hệ thống bể nước ngầm. Ưu điểm của loại ống này là nhẹ, bền, kín nước và đồng thời rất dễ thi công.
Khi xây dựng hệ thống cấp thoát nước cũng cần chú ý hạn chế tối đa những nguyên nhân làm hưu hỏng đường ống nước. Đặc biệt, nếu trong quá trình xây dựng, nếu đường ống nước đi qua tường móng cần phải lưu ý đến lỗ để chờ rộng khoảng 15- 20cm để tránh tình trạng không có lỗ cho ống nước đi qua sau này. Đặc biệt, khi xây dựng, không được xây gạch trực tiếp lên ống vì sẽ làm vỡ ống. Đồng thời, cũng cần chú ý không đi đường ống thoát nước đè lên đường ống cấp nước mà nên đi 2 đường ống nước song song với nhau. Trong trường hợp bắt buộc 2 đường ống nước phải giao nhau thì ở trong những vị trí này nên lót bằng cát vàng mịn.
Khi lắp các đường ống nước, gia chủ cần bố trí cách bề mặt bể khoảng 10 -15 cm là vừa, không được để quá sâu hoặc quá cao so với mặt bể.
Trả lời