Quy Trình Xây Bể Phốt Tự Hoại Đúng Tiêu Chuẩn

Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chương trình chia sẻ kiến thức về Thi Công Nhà Dân của TICENCO. Thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng khi tìm đến các đơn vị tư vấn thiết kế, TICENCO xin chia sẻ những kiến thức về quy trình thi công nhà dân dụng sẽ giúp cho các bạn dễ dàng theo dõi và giám sát tiến độ công trình để đảm bảo công trình được hoàn thành xong sớm nhất, đảm bảo sự vững chãi, chắc chắn nhất cho công trình của mình. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ bài viết “Quy trình xây bể phốt đúng tiêu chuẩn“. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích về quá trình này.
Quy Trình Xây Bể Phốt Đúng Tiêu Chuẩn
Ngày nay có tới 95% các gia đình sử dụng nhà vệ sinh – bể phốt tự hoại. Bể phốt tự hoại là nơi ta thải ra các chất thải và theo thời gian, sẽ phân hủy và rồi theo ống thoát nước ra ngoài. Bể phốt tự hoại đảm bảo tính vệ sinh cao hơn, hạn chế sự tập trung của ruồi nhặng và xử lý chất thải dễ dàng. Điều này vừa đảm bảo sạch sẽ, giảm tối đa ô nhiễm vệ sinh môi trường, tránh được mọi nguy cơ gây bệnh từ vi khuẩn. Khi đặt móng nhà thì công việc song hành với việc bố trí không gian công năng thì cũng là lúc tính toán việc thiết kế bể phốt sao cho hợp lý nhất. Kích thước bể phốt gia đình như thế nào là phù hợp nhất? Việc thiết kế và xây dựng bể phốt nhà dân theo tiêu chuẩn là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm giúp đảm bảo được toàn bộ quá trình vận hành. Việc lựa chọn vị trí xây dựng bể phốt đúng tiêu chuẩn đó chính là khảo sát địa hình và chọn vị trí xây bể phốt phù hợp. Việc lựa chọn vị trí bể phốt tự hoại phụ thuộc vào các yếu tố như: phong thủy, địa chất, hình dạng mảnh đất. Cụ thể:
– Về phong thủy: Không nên xây dựng bể phốt tự hoại dưới bếp nấu, phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ vì bể phốt là nơi chứa đựng chất thải nên có rất nhiều trường khi xấu. Nếu xây cạnh hoặc đặt dưới các vị trí quan trọng trong ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến tài vận, tinh thần, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
– Về địa chất: Bể phốt tự hoại không nên xây dựng ở những vị trí có nền đất yếu, không ổng định và dễ sụt lún. Trong trường hợp bắt buộc vì không thể chọn được vị trí nào tốt hơn, cần làm lưới thép bảo vệ trước khi đổ nền móng để đảm bảo độ bền về sau cho công trình.
– Hình dạng mảnh đất: Khi xây dựng bể phốt gia đình, bể phốt chung cư,…người ta sẽ chọn hình chữ nhật. Tuy nhiên, hình dạng này của bể phốt cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp và cân đối với hình dạng của mảnh đất, có thể là hình hộp, hình vuông.
Sau khi xác định được vị trí phù hợp để xây dựng bể phốt thì cần căn cứ vào nhu câu sử dụng, khả năng tài chính để lựa chọn hình thưc bể phốt 2 ngăn hoặc 3 ngăn.
Quy trình xây dựng bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn
Bể phốt tự hoại 2 ngăn
Bể phốt 2 ngăn thường được sử dụng cho các công trình tự hoại có quy mô như hộ gia đình, nhà dân. Đây là loại bể phốt được xây dựng với một vài hình dạng khác nhau. Thường là hình hộp, hình trụ tròn… Với việc chia phần thể tích ra làm đôi với ngăn 1 là ngăn chứa chiếm 2/3 thể tích, ngăn 2 là ngăn lắng chiếm 1/3 thể tích. Mỗi ngăn có một chức năng khác nhau. Được thông với nhau bằng 1 đoạn ống thông nhau hình chữ U úp ngược.
Ngăn 1 có nhiệm vụ chính là chứa chất thải bẩn từ bồn cầu hoặc các thiết bị vệ sinh khác rơi xuống. Sau đó trữ nó trong thời gian phân hủy thành mùn và khử khí. Sẽ có một số chất phù du nổi trên mặt nước chưa được phân hủy hết trôi cùng nước tràn khi đầy sang bên ngăn thứ 2.
Bên ngăn lắng thứ 2 lúc đó chỉ còn nhiệm vụ là phân hủy và lắng nốt tạp chất còn lại bên trong nước chảy từ ngăn 1 sang. Khử nốt phần khí còn lại và đưa nước trong ra bên ngoài. Nước đó thường đã trong, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho đất và thực vật.
Cả 2 ngăn này đều được nối với một ống thoát khí ra bên ngoài. Tránh tình trạng bị nén khí gây nổ bể phốt.
Quy trình xây dựng bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn
Quy trình xây bể phốt 2 ngăn đúng tiêu chuẩn
Bước 1: Đào hố
Hố nên được đào rộng hơn một chút so với kích thước thực tế của bể để thuận tiện cho việc xây dựng.
Bước 2: Xây dựng bể phốt
Sau khi đã đào hố xong ra tiếng hành xây dựng bể phốt. Nguyên liệu xây bể tự hoại 2 ngăn có thể tùy thuộc vào mỗi gia đình thường sử dụng bằng gạch. Ta tiến hành xây theo bản vẽ. Trước tiên ta xây tường tạo khung cho bể phốt. Tiếp theo đó là xây ngăn chia bể phốt. Ngăn đầu tiền là ngăn chứa có diện tích 2/3 bể. ngăn còn lại là ngăn lọc bằng 1/3 bể.
Ngoài việc xây bể phốt thủ công, hiện nay trên thị trường có nhiều loại bể phốt được tạo sẵn. Chỉ cần đào đúng kích thước vừa với bể phốt đã đặt, sau đó đặt bể xuống là xong.
Bước 3 : Lắp đặt đường ống thoát chất thải cho bể.
Khi đã hoàn thiện xong bể, bạn cần phải đó đạc và đi đường ống thoát nước thải từ nhà vệ sinh vào bể sao cho hợp lý. Phải có độ dốc để chất thải có thể thoát một cách dễ dàng.
Bước 4 : San lấp mặt bằng.
Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên. Việc cuối cùng cần phải làm là kiểm tra lại hệ thống bể cũng như đường ống một lần nữa. Sau đó tiến hành lắp đất san lấp mặt bằng. Trong quá trình san lấp cần chú ý đến độ ẩm của đất. Tránh đàm nén quá chặt gây vỡ bể.
Quy trình xây dựng bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn
Bể phốt tự hoại 3 ngăn
Cũng gần giống như loại bể 2 ngăn. Tuy nhiên, loại bể phốt tự hoại 3 ngăn này sẽ được chia theo tỷ lệ khác hơn và lọc chất thải nhiều thời gian hơn.
Tỷ lệ chia thể tích các ngăn 1:2:3 lần lượt là 1/2, 1/4, 1/4. Và theo chức năng chúng cũng được gọi với tên khác nhau gồm: Ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Cũng được nối với nhau bằng ống hình chữ U úp ngược. Chữ U sau đặt thấp hơn hoặc bằng trên vách chia ngăn.
Chức năng của chúng gần giống với loại bể phốt 2 ngăn ở trên. Tuy nhiên kỹ lưỡng hơn mà thôi. Đó là:
Ngăn chứa: Có nhiệm vụ chứa trực tiếp chất thải sau khi được xả xuống. Sau một thời gian nhất định thì chất thải được phân hủy thành bùn , còn những chất không thể phân hủy được sẽ tồn đọng lại ở bể chứa này. Chính vì thế mà ngắn chứa này thường lớn hơn các ngăn còn lại diện tích ngăn chữa thương bằng 1/2 điện tích của bể
Ngăn lọc: Có nhiệm vụ sàng lọc các chất thải sau khi ngăn chứa đã phân hủy, nghĩa là ngăn lọc sẽ lọc những chất thải nhỏ còn lơ lửng. Thường dung tích của ngăn lọc chỉ bằng 1/4 dung tích bể.
Ngăn lắng: Đây là khu vực để các chất cặn bã không thể phẩn hủy được lắng lại.( như là tóc, kim loại..) Bể lắng cũng có dung tích giống ngăn lọc bằng 1/4 bể
Quy trình xây dựng bể phốt tự hoại đúng tiêu chuẩn
Quy trình xây bể phốt 3 ngăn đúng tiêu chuẩn
Bước 1 : Đào hố cho bể phốt.
Bạn cần phải đào một cái hố có kích thước chuẩn như trên bản vẽ đã thiết kế
Bước 2 : Xây dựng bể phốt.
Sau khi đã đào hố xong ra tiến hành xây dựng bể phốt. Nguyên liệu xây bể phốt có thể tùy thuộc vào mỗi gia đình thường sử dụng bằng gạch. Ta tiến hành xây theo bản vẽ. Trước tiên ta xây tường tạo khung cho bể phốt. Tiếp theo đó là xây ngăn chia bể phốt. Ngăn đầu tiền là ngăn chứa có diện tích 1/2 bể. 2 ngăn còn lại là ngăn lọc và ngăn lắng, diện tích bằng nhau đều bằng 1/4 bể.
Bước 3 : Lắp đặt đường ống thoát chất thải cho bể.
Cần đảm bảo ống thoát nước thải (thường dúng ống uPVC 114mm) đi từ nhà vệ sinh vào bể phốt được thiết kế dốc, như vậy sẽ giúp cho các chất thải hữu cơ đi từ nhà vệ sinh vào bể phốt một cách dễ dàng hơn, tránh trào ngược hoặc tắc về sau này. Ống thoát nước từ ngăn lắng qua ngăn lọc (ống phi 140 hoặc 200 cm đều được) đảm bảo cách mặt hầm khoảng 30 – 50cm, còn ống thoát nước từ ngăn lọc ra hố ga ra ngoài cách mặt hầm tầm 30 – 40cm, có thể dùng ống phi 114 hoặc là phi 140 cm.
Bước 4 : San lấp mặt bằng.
Xây các tấm đan bê tông đậy lên mặt bể tự hoại, ngoài ra có nắp đậy tháo gỡ được (nếu cần cho sau này để rút hầm cầu khi đầy). Tiếp theo bạn cần cho cát vào giữa lớp thành bể phốt và hố đặt bể phốt rồi xả nước, lúc này cát sẽ theo nước đi xuống làm chặt kẽ hở giữa thành bể phốt và hố đặt bể phốt, giúp bể phốt chặt hơn.
Trả lời