Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết” Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.
Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
Sấm sét là hiện tượng phóng điện tự nhiên giữa các đám mây. Sét mang trong mình 1 nhiệt độ cực cao gấp 20 lần nhiệt độ biến silica thành thủy tinh. Nguyên nhân gây ra sấm sét vẫn còn rất nhiều tranh cãi, tuy nhiên không ai có thể phủ nhận độ nguy hiểm của sấm sét đến con người.
Từ xa xưa, người ta vẫn sợ sấm sét, tương truyền rằng sấm sét là hình phạt của thượng đế đối với những kẻ sống thất đức. Vậy nên, cứ đến đợt mưa gió sấm chớp, người ta chỉ ở trong nhà mà ít ra đường vì sợ tai ương.
1. Những nguy hiểm mà sét gây ra
Theo những thống kê, tia sét có thể di chuyển với vận tốc khủng khiếp: 36.000 km/h và ảnh hưởng trong vòng 8 km với nhiệt độ 27.700 độ C. Như vậy, nếu bị sét đánh trúng, tính mạng con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 250.000 người bị sét đánh và hàng chục nghìn người trong số đó thiệt mạng. Những người sống sót cũng bị tổn thương sức khỏe.
Do mang theo năng lượng nhiệt cực lớn, khi sét đánh trúng người sẽ làm chết tế bào da và nguy hiểm hơn làm nơ ron não ngừng hoạt động, dẫn tới sống thực vật hoặc thiệt mạng tại chỗ, nhẹ thì bị hoại tử vùng da tiếp xúc với sét và não bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
2.Cách phòng tránh sét đánh
Nguyên tắc quan trọng của phòng chống sét đánh là sau khi nhìn thấy tia sét, mọi người phải đi vào nhà ngay lập tức trong thời gian không quá 30 giây; không đi ra ngoài trước 30 phút kể từ thời điểm tiếng sét kết thúc.
Nếu bạn đang ở trên đường hãy tránh xa những vị trí gần cây cối, vật bằng kim loại như xe máy,…Hãy tìm ngay một nơi khô ráo nhất để trú ngụ, không nên ra bên ngoài. Hãy bình tĩnh, ngồi xổm, dùng tay bịt tai lại để giảm tác hại đến thính lực và gục đầu vào hai đầu gối.
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với mặt đất vì điều này là vô cùng nguy hiểm.
Ô tô và xe buýt là những điểm trú ẩn lý tưởng và rất an toàn.
Trong nhà cũng không phải là nơi an toàn, hãy tắt tất cả các thiết bị điện hay truyền dẫn song. Tốt nhất là cúp cầu giao điện nếu thấy sấm chớp nhiều. Vì sét có thể đánh vào hệ thống điện bên ngoài, truyền dẫn vào hệ thống điện trong nhà cực kì nguy hiểm.
Ngoài ra, đối với kiến trúc cao tầng, chung cư cao tầng việc lắp thiết bị chống sét là cực kì quan trọng để bảo vệ gia đình và người thân của mình trong những ngày mưa gió
Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
3. Có mấy cấp độ chống sét
Cấp I: Những công trình trong đó lưu giữ các vật liệu cháy/nổ, các chất phóng xạ, khí độc (hóa học) hoặc tỏa ra các chất khí hoặc hơi cháy, cũng như các bụi hoặc sợi dễ cháy ở trạng thái lơ lửng và có khả năng kết hợp với không khí hoặc chất oxy hoá khác tạo thành hỗn hợp nổ. Những công trình loại nếu không có hệ thống chống sét hiệu quả, khi xảy ra sự cố rất dễ làm chết người. Công trình thuộc loại cấp I cũng là công trình đòi hòi việc chống sét ở mức độ cao nhất.
Cấp II: Những công trình lưu giữ hoặc tồn tại các chất/khí/vật liệu dễ cháy nổ hoặc tiền chất cháy/nổ khi bị tác động của sét và xảy ra sự nổ chỉ gây ra những hư hỏng nhỏ và không chết người. Công trình loại này được xếp cấp II. Các công trình nhóm cấp II bao gồm cả những kho chứa vật liệu nổ và dễ bắt lửa, đựng trong bao bì bằng kim loại.
Cấp III: Tất cả những công trình còn lại. Một số công trình nằm trong phạm vi chống sét cấp III nhưng có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế thì được nâng lên cấp II như trụ sở làm việc cấp Nhà nước, Đài Phát thanh, Truyền hình, nhà ở cho cán bộ cấp cao…
Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
4. Công việc chống sét bao gồm những gì
– Với công trình cấp I, cấp II: Chống sét đánh thẳng, chống sét cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống sét từ các đường dây và đường ống bằng kim loại dẫn vào công trình.
– Với công trình cấp III: Chống sét đánh thẳng và chống sét từ các đường dây và ống kim loại dẫn vào công trình.
– Đối với công trình chống sét cấp I, cấp II mọi bộ phận kim loại đang chứa đựng trong nhà như các máy móc, bình, bồn chứa làm bằng kim loại đều phải nối đất. Việc nối đất này phải thực hiện bằng phương pháp hàn để đảm bảo tính dẫn sét.
– Những công trình thấp tầng, trong khu vực có nhiều nhà cao đã làm chống sét hoặc xung quanh nhà có nhiều cây cao hơn nhà thì có thể không cần chống sét đánh thẳng.
– Khi đơn vị tư vấn, xây lắp cơ điện thiết kế chống sét cho công trình cần điều tra đầy đủ số liệu về địa chất, địa hình, đặc điểm khí hậu và môi trường xung quanh; đặc điểm kết cấu cũng như đặc điểm sử dụng của công trình. Khi lập hồ sơ thiết kế cần phải đảm bảo an toàn về mặt bảo vệ, bền vững trong quá trình sử dụng, cuối cùng mới đến mỹ quan công trình.
5. Các loại sét cần chống
– Chống sét đánh trực tiếp vào công trình;
– Chống sét lan truyền theo các đường dây vào bên trong công trình;
– Chống sét cảm ứng tĩnh điện cho kết cấu bằng kim loại của công trình;
– Chống sét cảm ứng điện từ cho các mạch vòng, đường dẫn
Tại Sao Ta Phải Cài Đặt Hệ Thống Chống Sét Cho Gia Đình
6. Phương pháp chống sét truyền thống
Phương phương pháp chống sét truyền thống hay còn gọi với cái tên là phương pháp Franklin. Benjamin Franklin (1706 – 1790) là nhà một khoa học, chính trị gia Hoa Kỳ. Ông là gương mặt tiêu biểu của giới khoa học vật lý vì đã có công khám phá ra những lý thuyết về điện (cực âm, dương) và nguyên lý của sấm sét.
Franklin đã đề xuất một phương pháp chống sét để bảo vệ các công trình xây dựng. Ông dùng kim thu sét bằng kim loại đặt trên đỉnh nóc nhà, nối với một dây kim loại dẫn xuống đất. Franklin nghĩ rằng phương pháp này thực hiện hai nhiệm vụ: Làm chệch hướng tia sét vào nhà và dẫn năng lượng xuống đất, đồng thời phân tán năng lượng điện trên mây và như vậy ngăn chặn tia sét. Trải qua 250 năm qua, phương pháp chống sét của Franklin và những hệ tương đương phương pháp này đã có tác dụng giảm thiểu thiệt hại vì cho các công trình dưới tác động của sét.
Phương pháp chống sét truyền thống có hai dạng là: Hệ gắn thẳng với nhà và hệ bao quanh hay nằm trên. Hệ Franklin là thí dụ về hệ gắn thẳng và hiện nay vẫn sử dụng rộng rãi. Quy phạm NFPA 780 đã quy định về chiều cao và cách bố trí kim thu sét, kích cỡ của dây nối đất, cách thực hiện và đặc tính của hệ nối đất. Gần đây một vài kiểm chứng cho thấy kim tù làm việc tốt hơn kim nhọn.
Hệ Franklin bao quanh hay nằm trên hay còn gọi là hệ mắt xích hay lưới. Nó thường bao gồm hệ dây dẫn ở trên đỉnh treo trên các cột và nối với đất. Các dây này thường đặt cách nhà khoảng 10 đến 20 m. Hệ này có ưu việt là một khi nó tiếp nhận tia sét thì tia sét ở cách xa khu vực bảo vệ và xa hơn hệ Franklin nối trực tiếp. Dạng bảo vệ này thường đắt hơn dạng gắn trực tiếp.
Phương pháp chống sét của Benjamin Franklin đơn giản, dễ thi công nhưng kém ổn định, vùng bảo vệ hẹp, chỉ có hiệu quả với toà nhà cao từ 15 đến 20m.
Thực nghiệm cho thấy, hệ Franklin không cho hiệu quả chống sét 100%. Tuy sét đánh vào kim thu sét nhiều hơn và hiệu quả của phương pháp là khá tốt, song nhiều kết quả thực nghiệm cho thấy sét có thể bỏ qua kim thu sét mà đánh trực tiếp vào nhà mặc dù kim thu sét có vị trí cao.
Ngay cả khi sét đánh vào kim thu sét thì dây nối đất không hiệu quả cho việc dẫn các thành phần tần số cao của tia sét khi có các vật kim loại ở gần. Các nhà có chứa các dụng cụ nhạy cảm với sét như các thiết bị điện tử sẽ bị hỏng hóc. Đối với các thiết bị nhạy cảm này cần phải có những thiết bị chống sét chuyên dụng.
Như vậy, phương pháp truyền thống trong nhiều năm qua đã chứng tỏ khả năng bảo vệ của nó, tuy nhiên đối với yêu cầu cao như hiện nay (các thiết bị điện tử, nhà máy hạt nhân, đạn dược, …) thì những nhược điểm nêu trên có thể gây hậu quả khôn lường.
Trả lời