Tìm Hiểu Thiết Bị Chống Sét Cho Gia Đình

Tìm Hiểu Thiết Bị Chống Sét Cho Gia Đình


Xin chào tất cả các bạn!
Chào mừng các bạn đến với chuyên trang chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thi công điện nước và sử dụng điện nước một cách thông minh của Công ty Cổ phần kiến trúc Kisato.
Hôm nay, Kisato Electric xin chia sẻ với các bạn bài viết”Tìm Hiểu Thiết bị chống sét cho gia đình”. Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ giúp  các bạn giảm thiểu một cách đáng kể các rủi ro mất an toàn về điện trong quá trình sửa chữa thiết bị điện trong gia đình mình.

Thiết Bị Chống Sét Cho Gia Đình

Hiện nay nhiều công trình công cộng và dân sự đã lắp đặt hệ thống chống sét. Nhưng đa số còn là thủ công với 1 cây thép được dựng lên và chôn 1 đầu xuống đất. Điều này có thể hạn chế được một phần nào nhưng không có nghĩa là tránh hoàn toàn được sét. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin về thiết bị chống sét để quý khách hàng có phương án lắp đặt cho phù hợp với công trình.

Hệ thống chống sét gồm ba bộ phận chính : Là đầu thu sét, dây dẫn xuống (dây thoát sét) và cọc tiếp đất. Phần lớn các gia đình mới chỉ lắp hệ thống chống sét trực tiếp (phương pháp chống sét truyền thống).

Tuy nhiên, để bảo vệ đồ điện gia dụng, người tiêu dùng còn phải lắp các thiết bị chống sét thứ cấp ( hệ thống chống sét lan truyền hoặc cảm ứng ). Bởi khi sét đánh, luồng điện sẽ lan truyền hoặc cảm ứng vào hệ thống điện trong nhà, truyền hình cáp, cáp tín hiệu Internet… gây hư hại cho đồ điện.Thiết bị chống sét cho gia đình

Thiết bị chống sét cho gia đình

1. Hệ thống chống sét bao gồm những chi tiết sau

 Kim thu sét

– Kim thu sét là một thanh sắt hay thanh kim loại (gọi là kim cổ điển) được gắn trên mái của công trình và có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất. đây là thiết bị cơ bản nhất trong các thiết bị chống sét

– Khi chọn vị trí, độ cao đặt kim thu sét và chiều cao cột, cần lưu ý đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim và các vật xung quanh.
Dây dẫn để thoát sét

– Nên sử dụng dây đồng tròn bện có độ dẫn điện tốt.

– Dây nên ít chắp nối và càng to càng tốt. Nên sử dụng dây có tiết diện 50 mm2 trở lên.

– Trong quá trình thi công, hãy chọn đường đi dây thẳng nhất.

– Số lượng dây thoát sét tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà (tối thiểu phải có 2 dây, đối với các ngôi nhà to cần có nhiều dây hơn).
Hệ thống tiếp đất chống sét

– Trong thiết kế hệ thống tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất đúng quy định. Thông thường, bộ phận thu sét gồm 3 đến 5 kim thu sét được gắn trên nóc nhà và nối với nhau.

– Hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm, đảm bảo việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.

Vật liệu công trình : Đối với ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, phải cách ly thiết bị chống sét với công trình bằng thiết bị cách điện
Bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử

– Cần lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp (tầng bảo vệ thứ 2). Thiết bị thứ cấp này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp, giúp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử.

Chống sét ngang

– Nếu chỉ dùng hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình còn không thể bảo vệ hệ thống chống sét đánh ngang công trình (nhất là đối với công trình cao trên 45 m). Vì vậy, tùy từng vị trí công trình xem xung quanh có nhà cao tầng và hệ thống chống sét hay không mà quyết định thêm vòng tròn chống sét bằng thanh đồng chạy xung quanh nhà để chống sét đánh ngang, khoảng 10 m một vòng tròn và liên kết với nhau thành một Thiết bị chống sét cho gia đình

Thiết bị chống sét cho gia đình

2. Thi công lắp đặt hệ thống chống sét

Bước 1: Thiết bị thu sét

– Nguyên tắc hoạt động: Lắp đặt hệ thống chống sét đầu thu sét PULSAR nhận năng lượng cần thiết trong khí quyển để tích trữ các điện tích trong bầu hình trụ. Pulsar sẽ thu năng lượng điện trường xung quanh trong thời gian giông bão trong khoảng từ 10 tới 20.000 v/m. Đường dẫn chủ động bắt đầu ngay khi điện trường xung quanh vượt quá giá trị cực đại để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất.
Như vậy hệ thống chống sét tia tiên đạo sớm rất đơn giản mà hiệu qủa bảo vệ cao hơn hẳn hệ thống chống sét cổ điển.

Bước 2: Vùng bảo vệ

Bán kính bảo vệ Rp của Đầu thu sét được tính theo tiêu chuẩn an toàn quốc gia pháp NFC17-102 năm 1995.
Bước 3:  Thiết bị thu sét tia tiên đạo PULSAR30
Kết cấu:
+ Đầu thu có độ dài 750mm, đường kính dài 18mm.
+ Đĩa thu với đường kính 85mm.
+ Bầu hình trụ 160mm chứa thiết bị phát tia tiên đạo tạo đường dẫn sét chủ động.
+ Đường kính phía ngoài ống Pulsar 30mm.
+ Kẹp nối các đầu dây để đưa dây thoát sét xuống đất.
Đầu thu sét tia tiên đạo có chiều dài 2m là một khối bằng thép không gỉ siêu bền. Kết cấu này được liên kết với bộ ghép nối bằng Inox dài 3m do vậy chịu mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, cùng tồn tại với toà nhà và được đặt trên mái công trình có bán kính bảo vệ Rbv=65m. Đầu thu sét được đặt tại vị trí cao nhất của công trình .
Bước 4: Dây dẫn sét
Mỗi kim thu sét gồm 02 đường dẫn sét xuống để lắp đặt hệ thống chống sét cọc tiếp địa: Dây dẫn sét bằng thép mạ kẽm 16(18) từ kim thu sét đi ngầm dưới sàn mái tới cốt thép lõi thang, hàn với 1 thanh thép lõi thang 16(18). Thanh thép này phải liên tục và xuống tầng hầm 2, tại tầng hầm 2 (Cách sàn tầng hầm 2 là 800mm) dây thép lõi thang này sẽ nối với thép 16(18) dẫn tới kẹp kiểm tra điển trở và nối với hệ thống cọc tiếp địa.
Chú ý khi thi công thanh thép lõi thang máy phải liên tục từ trên xuống. Tất cả các mối nối đều phải hàn điện, chiều dài mối hàn tối thiểu là 100mm.

Bước 5: Hệ thống nối đất chống sét
Lắp đặt hệ thống chống sét nối đất chống sét: Cọc thép bọc đồng tiếp đất, băng đồng liên kết và phụ kiện đầu nối được bố trí theo hệ thống nối đất gồm nhiều điện cực có tác dụng tản năng lượng sét xuống đất an toàn và nhanh chóng. Cọc nối đất bằng thép bọc đồng 16 dài 2400mm chôn cách nhau 6000mm và liên kết với nhau bằng băng đồng trần 25x3mm. Đầu trên của cọc được đóng sâu dưới mặt đất 1000mm và băng đồng trần được đặt trong các rãnh rộng 500mm sâu 1100mm. Việc liên kết giữa cọc đồng, băng đồng và cáp đồng thoát sét bằng hàn hoá nhiệt, tuân theo tiêu chuẩn chống sét TCXD 46-84 hiện hành của Bộ Xây Dựng và tiêu chuẩn H.S của Singapore có tác dụng tải dòng điện hiệu quả do khả năng tiếp xúc giữa cọc, băng đồng và cáp thoát sét rất cao trong lắp đặt hệ thống chống sét, vì vậy đạt độ bền và tuổi thọ không cần phải bảo dưỡng định kỳ hệ thống nối đất như trong các hệ thống cũ trước đây. Điện trở nối đất chống sét 10 tuân theo tiêu chuẩn TCXD 46-84 của Bộ Xây Dựng của lắp đặt hệ thống chống sét.Thiết bị chống sét cho gia đình

Thiết bị chống sét cho gia đình

3. Nguyên tắc lắp đặt hệ thóng chống sét

Định vị bãi cọc tiếp địa, kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa.

– Tiến hành đóng cọc tiếp địa hoặc khoan giếng.

– Dùng máy đo điện trở đất để kiểm tra, nếu Rđ < 10 Ohm thì đạt.

– Lắp đặt dây đồng trần dẫn sét, hộp nối trung gian

– Gia công trụ đỡ kim thu sét, lắp đặt trụ và kim thu sét theo đúng bản vẽ thiết kế thi công.

– Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét. Tại đây dây dẫn sét được luồn trong ống cách điện xuyên suốt từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa của hệ thống. Với mục đích tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình.

– Để đảm bảo dẫn sét tốt khi có sét đánh nên dùng đồng hồ đo thông mạch dây dẫn sét

– Khi thiết kế chống sét đánh thẳng sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm, thì phải cần dựa vào lý thuyết và các yếu tố địa lý tại công trình để đưa ra các thiết kế đúng đắn cho một hệ thống chống sét.

Bên cạnh đó khi lắp đặt thì cũng cần phải lưu ý:

Dây dẫn sử dụng cho thoát sét: nên sử dụng dây đồng tròn bện vì chúng có độ dẫn điện tốt. Dây ít chắp nối và có kích thước lớn hơn quy chuẩn. Nên sử dụng dây có tiết diện 50mm2 trở lên. Trong quá trình thi công, hãy chọn lộ trình cho dây đi thẳng nhất.

Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm là điều rất quan trọng. Chúng giúp cho việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn. Hệ thống tiếp đất, cápthoát sét và kim thu sét là 3 thành phần mấu chốt của hệ thống chống sét và phải đồng bộ với nhau. Trong thiết kế hệ tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượngcọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất theo quy định (nhỏ hơn 10Ohm).Thiết bị chống sét cho gia đình

Thiết bị chống sét cho gia đình

4. Quy trình vận hành, bảo trì, sửa chữa

a. Vận hành: vào dầu mỗi ca nhất là vào mùa mưa bão phải kiểm tra hệ thống như:

Kim thu sét có đúng vị trí không, có nghiên ngã và dấu hiệu hư.

Bộ đếm sét.

Các mối nối từ kim xuống bãi tiếp địa

Có các vật thể gì ảnh hưởng tới gốc của kim thu sét.

Bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định.

b.Bảo trì:

Theo lịch định kỳ .

Kiểm tra điện trở tiếp địa vào đầu mùa mưa < 10 ohm.

Thực hiện theo form các công tác bảo trì .

Ghi nhận quá trình hoạt động của hệ thống để có kế hoạch thay thế thiết bị kịp thời.

Đảm bảo các thao tác đáp ứng tính chuyên nghiệp, vệ sinh và an toàn công nghiệp thi thực hiện công tác bảo trì.

c. Sửa chữa:

Việc sửa chữa được thực hiện nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra ,hoặc đưa hệ thống về tình trạng hoạt động tốt hoặc thực hiện trong giai đoạn bảo trì.

d.Cải tiến:

Trong quá trình quản lý vận hành hệ thống này, chúng ta nên cập nhật thông tin, công nghệ mới nhằm cải tiến thay thế các thiết bị hiện đại hơn nhằm tăng cường hệ số an toàn cao hơn cũng như tránh “lão hóa” hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ có được tư vấn những những sản phẩm phù hợp nhất với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.